Nhật cam kết dự trữ khẩu trang trong nước vì lo sợ Covid-19
Cập nhật lúc: 28/02/2020, 19:00
Cập nhật lúc: 28/02/2020, 19:00
Hôm thứ Tư (26/2) Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã quả quyết với các nhà sản xuất khẩu trang của đất nước rằng, Chính phủ sẽ gánh chịu mọi rủi ro sản xuất thừa bằng cách tạo ra một kho dự trữ quốc gia về thiết bị bảo vệ y tế.
"Nếu có thặng dư, Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm thông qua các kho dự trữ", ông Abe nói trong phiên chất vấn tại Quốc hội.
Các nhà sản xuất Nhật Bản đã trả lời lời kêu gọi của Chính phủ nhằm bù đắp sự thiếu hụt khẩu trang y tế trên toàn quốc. Các nhà sản xuất nhỏ hơn đã bày tỏ lo ngại rằng số lượng bán ra không bù lại được số khẩu trang họ sản xuất dư.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, các nhà máy đã tăng cường hoạt động suốt ngày đêm để chống lại tình trạng thiếu hụt khẩu trang trên toàn quốc. Sự thiếu hụt hiện tại đã ảnh hưởng đến các cửa hàng bán lẻ và bệnh viện, một phần là do việc nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, nơi dịch bệnh Covid-19 khởi phát làm hơn 75.000 trường hợp nhiễm bệnh.
Nguồn cung hàng tháng dự kiến sẽ đạt khoảng 600 triệu chiếc trong tháng 3, Bộ trưởng Nội các Yoshi DA Suga cho biết.
"Bởi vì các lô hàng chủ yếu đang được chuyển đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe vì hàng dự trữ cạn kiệt, sẽ mất thời gian để khẩu trang lấp đầy các gian hàng trên thị trường," Suga nói.
Ngay khi Nhật Bản xác nhận có ca nhiễm Covid-19, mặt hàng khẩu trang đã biến mất khỏi các cửa hàng gần như ngay lập tức và vẫn khó có thể mua được. Trong khi các nhà sản xuất mặt nạ đang chuẩn bị tăng sản lượng, ngành công nghiệp vải không dệt - vật liệu chính được sử dụng trong mặt nạ, dường như không có nhiều lợi thế. Nguyên nhân do thị trường sản phẩm chính là tã mà các vật liệu được sử dụng vẫn đang chìm trong tình trạng ảm đạm.
Tã sản xuất tại Nhật Bản được bán chạy nhất ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Nhưng Bắc Kinh đã áp đặt các hạn chế cứng rắn hơn đối với thương mại điện tử vào tháng 1 năm ngoái, điều này đã làm giảm lượng mua của các đại lý Trung Quốc.
"Nhu cầu từ khẩu trang đã tăng lên, nhưng vải để sử dụng sản xuất tã giấy vẫn lớn hơn", một giám đốc điều hành tại nhà sản xuất hóa chất sản xuất các sản phẩm vải không dệt cho biết.
Ngành công nghiệp vải không dệt của Nhật Bản vẫn chưa phục hồi. Một chiếc khẩu trang dùng ít vải hơn tã bỉm và các cơ sở sản xuất sản phẩm không dệt dường như không hoạt động hết công suất. Hiện nền kinh tế Trung Quốc đang bị gián đoạn bởi virus Corona, cho nên dự kiến nhu cầu về vải không dệt cũng sẽ sụt giảm.
07:20, 28/02/2020
06:00, 28/02/2020
19:00, 27/02/2020
17:09, 27/02/2020