25/11/2024 | 05:18 GMT+7, Hà Nội

Nhà tái định cư khi nào thì "an cư"?

Cập nhật lúc: 09/01/2018, 14:00

Nhà tái định cư chất lượng thấp, hạ tầng thiếu và yếu vẫn luôn là câu chuyện muôn thủa. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho UBND TP. Hà Nội đặt hàng xây nhà tái định cư với doanh nghiệp, thay vì đầu tư bằng tiền ngân sách. Chủ trương này được kỳ vọng sẽ giải bài toán về chất lượng nhà định cư để người dân yên tâm khi dọn về sống.

Nhu nhà tái định cư đều được hứa hẹn sẽ là chốn an cư lạc nghiệp cho người dân. Tuy nhiên thực tế lại khác xa một trời một vực khi có nhiều khu nhà tái định cư chậm tiến độ và bị coi nhẹ về chất lượng công trình.

Không những vậy, chủ đầu tư gần như không còn trách nhiệm trong việc bảo đảm chất lượng công trình suốt quá trình sử dụng, càng khiến chất lượng nhà tái định cư trở nên tệ hại, thậm chí nhiều khu vừa bàn giao nhà đã xuống cấp.

Điển hình là mới đây, tại Khu tái định cư Đồng Tàu, phường Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) tiếp tục xảy ra thêm sự cố khiến cư dân hoảng loạn. Lần này, vụ sụt lún xảy ra trong bữa cơm tối của gia đình ông Phạm Văn Hoan, người thuê nhà sống tại tầng 1, nhà N5, Khu tái định cư Đồng Tàu.

Ông Hoan kể lại, vào khoảng 19h30 ngày 24/12, gia đình ông có 7 người đang tổ chức liên hoan. Vừa ngồi ăn được một lúc, ai nấy đều hoảng hốt khi chứng kiến cảnh nền nhà sụt lún, kèm theo đó là tiếng nổ lớn.

Đó chỉ là một ví dụ về thực trạng đáng buồn xung quanh câu chuyện tái định cư tại nhiều dự án di dời, giải tỏa.

Không những vậy, bất cập về nhà tái định cư hiện nay còn liên quan đến chính sách thu hồi đất, trong đó có chính sách tái định cư còn nặng ảnh hưởng tư duy bao cấp, năng lực tổ chức thực hiện yếu kém.

Gần đây nhất vào ngày 12/8/2016, tại chung cư N5 đã xảy ra sự việc sập sàn chung cư khiến nhiều người hoảng loạn.

Gần đây nhất, tại chung cư N5 đã xảy ra sự việc sập sàn khiến nhiều người hoảng loạn.

Cụ thể, Luật Đất đai năm 2013 đã có những quy định nhằm hạn chế các bất cập trước đây nhưng chính sách thu hồi đất và tái định cư nước ta vẫn còn cần được nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa.

Chẳng hạn Điều 62 quy định thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, nhưng lại chỉ quy định các loại dự án cần thu hồi đất theo quyết định của các cấp có thẩm quyền mà không đòi hỏi phải chứng minh dự án đó được đầu tư vì lợi ích quốc gia, công cộng như thế nào, nhất là các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.

Nhà tái định cư là dạng nhà bao cấp được đầu tư bằng vốn nhà nước rồi phân phối cho hộ tái định cư, tức là dù có chất lượng kém hoặc vị trí không thích hợp vẫn phải chấp nhận.

Chia sẻ với Reatimes xoay quanh vấn đề này, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam cho biết, Tổng hội Xây dựng Việt Nam đã kiến nghị không nên làm nhà tái định cư ở các đô thị. Nội dung này đã được Luật Xây dựng 2014 đưa vào là ở các đô thị loại 2 trở lên không xây dựng nhà tái định cư và chuyển sang phương thức đền bù trực tiếp cho người dân có “nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ.

Để giải quyết nhà tái định cư theo nguyên lý thị trường, phải nâng mức đền bù đúng giá thị trường. Khi giao dịch theo cơ chế mua - bán rõ ràng chất lượng quản lý, dịch vụ cũng tương xứng hơn nhiều.

“Tình trạng đáng lo ngại hiện nay là đô thị hóa một cách ồ ạt, lộn xộn, đường xá chật hẹp, hạ tầng kỹ thuật yếu kém, điều kiện sống tồi tệ, trẻ em không có chỗ chơi, người già không có chỗ dạo.

Mới đây nổi lên câu chuyện những chung cư tái định cư ở phía Nam vừa lún, vừa dột, vừa bẩn, thang máy thì quá tải trong khi người quản trị xử lý các vấn đề bức xúc của dân rất chậm và vô trách nhiệm. Chính vì vậy, nhiều khu tái định cư xây lên nhưng không ai ở vì không hợp lòng dân, dân không đồng ý" - ông Hùng cho hay.