21/11/2024 | 15:46 GMT+7, Hà Nội

Người trồng chè Hà Tĩnh phấn khởi vì được mùa được giá

Cập nhật lúc: 24/10/2023, 18:30

Năm nay, người trồng chè Hà Tĩnh rất phấn khởi vì thời tiết thuận lợi khiến cho năng suất, sản lượng chè búp đạt chất lượng cao.

Được mùa được giá

Theo những người trồng chè giàu kinh nghiệm tại xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), năm nay thời tiếtrấtthuận lợi, nắng nóng không quá gay gắt bằng các năm trước. Thời tiết này đã tạo thuận lợi cho cây chè phát triểnvà cho năng suất cao. "Chè cho sản lượng tốt hơn, đặc biệt giá cả năm nay lại cao hơn so với năm ngoái nên chúng tôi rất mừng. Giá chè búp năm nay được xem cao nhất từ trước đến nay", bàNguyễn ThịHiền, một hộ dân trồng chè ở thôn Hà Chua, xã Sơn Tây (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) chia sẻ.

Từsáng từ 5 giờsáng, người trồng chè Hương Sơn đã ra ruộng thu hoạch chè.Trung bình mỗi người hái được khoảng 50 - 70kg chè búp/ngày, có những người hái nhanh có thể lên đến cả 100kg/ngày.

Người trồng chè Hà Tĩnh phấn khởi vì được mùa được giá - Ảnh 1
Vườn chè tại xã Sơn Tây (Hương Sơn). 

Theo những người có kinh nghiệm nhiều năm trồng chè cho biết,hái chè từ sáng sớm nhằm tránh được cái nắng gay gắt làm lá chè bị héo, chè búp hái về lại ngon, sương sớm lại dễ hái hơn. Nhờ cây chè,đời sống của người dân xã Sơn Tây đỡ vất vả hơn trước rất nhiều. Trước đây,trên mảnh đất này cứ mùa nào thức ấy, ngô, sắn, khoai, lạc cứ thay phiên nhau trồng. Nhưng những cây công nghiệp ngắn ngày đó lại không mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm nào được mùa lại mất giá, trong khi được giá lại mất mùa khiến cho đời sống bà con nhân dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn.

Từ khi chuyển đổi sang trồng chè vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, giá cả ổn định không phải lo lắng đầu ra của sản phẩm. Đặc biệt, năm nay giá chè cao hơn mọi năm. Hiện giá thu mua của Xí nghiệp chè Tây Sơn với giá6.900- 7.100 đồng/kg chè búp, trong khi năm 2022 chỉ 5,5 - 5,8 nghìn đồng/kg.

Ông Nguyễn Hồng Sánh- Giám đốc Xí nghiệp chè Tây Sơn cho biết:“Sản lượng chè năm nay so với mọi năm tăng 150 tấn. Đến thời điểm hiện tại xí nghiệp đã thu mua được 4558 tấn, vượt kế hoạch đề ra 250 tấn.Từ đầu năm lại nay đơn vị đã 3 lần tăng giá cho bà con nông dân. Từ 5.800 đồng lên 6.100 đồng/kg, đến nay đơn vị đã thu mua lên đến 6.900 đồng/kg, thậm chí có những hộ ở xa xí nghiệp, đơn vị còn hỗ trợ thêm chi phí vận chuyển nên thu mua đến 7.100 đồng/kg.Dự kiến trong tháng 10 đơn vị sẽ thu mua được 320 tấn, tháng 11 là 250 tấn và tháng 12 là 50 tấn. Phấn đấu trồng mới thêm 4ha để thay thế những diện tích chè đã cằn cỗi không đạt năng suất cao”.

Trước đó, để phòng chống nắng hạn cho cây chè đợt nắng nóng vừa rồi, Xí nghiệp chè Tây Sơncũngđãhỗ trợ bà con nhân dân thêm mỗi 1ha chè 1,5 triệu đồng đểngười dânđầu tư chống hạn. Tổng số tiền mà Xí nghiệp chè Tây Sơn bỏ ra gần 100 triệu đồng.

Hỗ trợ người trồng chè

Cây chè không những giúp bà con trong xã có cuộc sống ổn định mà còn mang lại thu nhập cao. Thu nhập bình quân của người dân trồng chè đạtkhoảng7 triệu – 8 triệu đồng/tháng.

Người trồng chè Hà Tĩnh phấn khởi vì được mùa được giá - Ảnh 2
Trồng cây chè giúp người dân thu nhập 7-8 triệu đồng/tháng. 

Dù cây chè đang mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con nơi đây nhưng để mở rộng diện tích cũng đang một vấn đề rất khó khăn. Diện tích đất khan hiếm, trong khi để chuyển đổi đất trồng rừng sang trồng chè hiện nay cũng đang rất khó.Hiện tại,chè trồng mới không được nhà nước hỗ trợ như trước đây. Để phát triển cây chè theo hướng bền vững,Xí nghiệp chè Tây Sơncũngđã có nhiềuchính sách để hỗ trợngười dânnhằm mở rộng thêm vùng nguyên liệu.

Ông Cao Văn Đức- Chủ tịch UBND xã Sơn Tây cho biết: "Diện tích chè trên địa bàn xã nhiều nhất trên toàn tỉnh Hà Tĩnhvới hơn 300 ha. Đây được xem là cây phát triển chủ lực của xã. Là vùng nguyên liệu cung cấp cho 4 cơ sở sản xuất gồm Tổng đội Thanh niên xung phong - Xây dựng vùng kinh tế mới Tây Sơn, Xí nghiệp chè Tây Sơn, hộ sản xuất anh Cường ở Sơn Lĩnh, hộ sản xuất anh Khoa ở xã Sơn Kim 2.Theo dự kiến, năm nay và những năm tớingười dânsẽ tiếp tục trồng tại những vùng đất còn bỏ trống hoặc trồng xen dắm ở các thôn nhưng diện tích ước tính chỉ khoảng dưới 10 ha.

Ông Cao Văn Đức cũng trăn trở, mặc dùđịa phươngmuốn mở rộng và phát triển cây chènhưng gặp vướng mắc vềvấn đề lao động.Khác với chè ở các tỉnh khác có thể thu hái bằng máy nhưng chè ở đây yêu cầu phải hái bằng phương pháp thủ công để đảm bảo chất lượng, kích thướclúc đó mới đưa ra được sản phẩm tốt. Trong khiđó,lực lượng trong độ tuổi lao động lại đi làm công nhân, hoặc có việc làm ở các thành phố lớn, một số khác lại đi xuất khẩu lao động.

Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/nguoi-trong-che-ha-tinh-phan-khoi-vi-duoc-mua-duoc-gia-81808.html