22/11/2024 | 20:52 GMT+7, Hà Nội

Người trẻ cần sớm loại bỏ thói quen này nếu không muốn mắc bệnh tim mạch

Cập nhật lúc: 11/11/2018, 22:01

Bệnh tim mạch để lại những hệ luỵ khôn lường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân khó ngờ khiến nhiều người trẻ dễ mắc bệnh tim mạch

Bệnh lý tim mạch ngày càng trẻ hóa. Theo một điều tra của Viện tim mạch Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ở những người từ 25 tuổi trở lên là 25,1%. Kéo theo đó tỷ lệ các biến chứng do tăng huyết áp như tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim, phình tách thành động mạch chủ, suy thận… cũng ngày càng cao.

Tạp chí The Lancet Global Health đăng bài nghiên cứu khẳng định: "Hoạt động thể chất không đủ là yếu tố nguy cơ hàng đầu cho các bệnh không lây nhiễm, và có tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần cũng như chất lượng cuộc sống của con người". Một tròng số những căn bệnh thường gặp vì thói quen lười vận động chính là bệnh lý tim mạch.

tim

Thói quen lười vận động là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý tim mạch (Ảnh minh họa)

Nghiên cứu mức độ hoạt động của 1,9 triệu người ở 168 quốc gia trên toàn thế giới trong năm 2016, các nhà nghiên cứu nhận thấy không có bất kì sự cải thiện nào về mức độ hoạt động thể chất của con người kể từ năm 2001, mặc cho nhiều sáng kiến y tế công cộng tuyên truyền khuyến khích lợi ích của việc tập thể dục.

Tại bốn quốc gia là Kuwait, Samoa thuộc Mỹ, Ả Rập Xê-Út và Iraq - có hơn một nửa số người trưởng thành được phân loại là không vận động đủ mức. Nguyên nhân cho vấn đề này không chỉ là do sự giàu có mà đôi khi còn do thời tiết.

Tâm trạng xấu cũng ảnh hưởng lớn đến trái tim của bạn, đặc biệt là trầm cảm. Người bị trầm cảm thường hay lo âu, ngủ không ngon giấc và tim sẽ không được nghỉ ngơi, khiến huyết áp tăng vọt không tốt cho sức khỏe tim mạch.

Người trẻ nên bỏ thói quen lười vận động nếu muốn sống khỏe

Theo các chuyên gia đầu ngành về tim mạch, người trẻ cần dành thời gian hoạt động thể lực từ 30 – 60 phút/ngày, ít nhất 4 ngày/tuần đều đặn là việc tốt nhất để làm tăng lipoprotein mật độ cao (thường được gọi là cholesterol “tốt”), và giảm lipoprotein mật độ thấp (cholesterol “xấu”, mang lại sức khỏe tốt cho tim mạch).

Bạn không nhất thiết phải tập thể dục ở một cường độ cao, mà chỉ cần những bài tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi, yoga… những bài tập này giúp điều hòa hệ tim mạch, tăng cường nhịp tim, giảm những nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ.

Không ngủ quá muộn và cố gắng ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày

Thức khuya, ngủ không đủ giấc không những làm hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu dần mà còn tăng tỉ lệ mắc bệnh tim mạch. Khi thiếu ngủ, các mạch máu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lực lên tim nhiều hơn. Đây là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lí tim mạch như: bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, cao huyết áp…

Để đảm bảo giấc ngủ từ 7 – 8 tiếng/ngày duy trì nhịp sinh học của cơ thể một cách cân bằng, bạn nên đi ngủ đúng giờ, không thức quá khuya, tránh ăn no hoặc uống nhiều nước trước khi đi ngủ.