Người tiêu dùng Việt đang mua gì qua kênh trực tuyến?
Cập nhật lúc: 09/02/2017, 19:14
Cập nhật lúc: 09/02/2017, 19:14
Theo đó, ngành hàng của các sản phẩm lâu bền và dịch vụ vẫn tiếp tục dẫn đầu trong xu hướng mua hàng trực tuyến, đúng như mong đợi.
Nielsen nhận định: "Các loại sản phẩm trong ngành hàng này hình thành cơ sở nền tảng cho thương mại điện tử, và tính thông dụng của ngành hàng này tiếp tục mở rộng."
Hơn sáu trong mười người tiêu dùng Việt trong nghiên cứu nói rằng họ đã mua sản phẩm thời trang (64%).
Trong khi đó gần một nửa số người được hỏi nói rằng họ đã mua sách / các sản phẩm âm nhạc/văn phòng phẩm (51%) hoặc các sản phẩm dịch vụ du lịch (47%) trực tuyến.
Ngược loại thì các loại sản phẩm tiêu dùng đã chậm hơn trong việc đạt được tính phổ biến trong số những người mua hàng trực tuyến. Tuy nhiên điều này đang thay đổi, đặc biệt là với danh mục sản phẩm đáp ứng đặc biệt tốt các nhu cầu đặc biệt của người tiêu dùng.
Trong thực tế, 4 trong 10 người Việt (40%) nói rằng họ đã mua trực tuyến các sản phẩm chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm, thiết bị điện tử và sản phẩm CNTT/điện thoại di động.
Khoảng 1/4 cho biết họ đã mua các sản phẩm chăm sóc em bé và trẻ nhỏ (26%), các sản phẩm ăn uống được chuyển tận nơi từ các nhà hàng (26%) hoặc thực phẩm đóng gói (20%) trực tuyến.
Một vài tùy chọn mang tính sáng tạo của dịch vụ chuyển phát có thể là chất xúc tác cho sự phát triển của thương mại điện tử.
Khảo sát của Nielsen đã đưa ra một kết luận rằng: Đặt hàng trực tuyến để giao đến tận nhà đã trở thành mô hình truyền thống cho thương mại kết nối.
Và đây vẫn là loại hình chuyển phát được ưa chuộng nhất với 8 trong 10 người tiêu dùng Việt Nam nói rằng họ đã sử dụng hoặc sẵn sàng để sử dụng dịch vụ này (80%).
Trong một số loại sản phẩm lâu bền hoặc dịch vụ liên quan, báo cáo của Nielsen cho thấy: Một khi một người tiêu dùng mua trực tuyến, thì các kênh trực tuyến vẫn là điểm đến mua sắm yêu thích của họ.
Số liệu khảo sát cho hay: Trong số những người Việt đã mua các sản phẩm du lịch, dịch vụ trực tuyến, thì có đến hơn 2/3 (71%) nói rằng họ mua các loại sản phẩm này trực tuyến thường xuyên hơn so với việc đến cửa hàng.
Điều này cũng tương tự đối với các sản phẩm trò chơi video, vé tham gia sự kiện và các dịch vụ giao hàng từ nhà hàng, với khoảng 5 trong 10 người đã mua trực tuyến các loại sản phẩm này nói rằng họ đều mua trực tuyến thường xuyên hơn so với việc đến cửa hàng (52%, 49% và 46% tương ứng).
Tuy nhiên, câu chuyện này không xảy ra giống nhau cho tất cả các sản phẩm lâu bền.
Đối với các loại sản phẩm có giá trị cao, chu kỳ mua không thường xuyên và đòi hỏi sự trải nghiệm (trong đó tương tác với các sản phẩm là quan trọng), các kênh trực tuyến không phải là kênh mua sắm chiếm ưu thế.
Ví dụ, trong số những người đã mua thiết bị điện tử tiêu dùng trực tuyến, chỉ khoảng 37% nói rằng họ thường mua loại sản phẩm này trực tuyến nhiều hơn; 32% nói rằng họ mua thường xuyên hơn ở trong cửa hàng, và 31% nói rằng họ mua trực tuyến và trong cửa hàng với tần số ngang nhau.
Đối với sản phẩm thời trang, chỉ có 23% nói rằng họ mua thường xuyên hơn trên mạng, 37% mua thường xuyên hơn trong cửa hàng và 40% nói rằng họ mua trực tuyến và trong cửa hàng với tần số ngang nhau.
Và đối với các sản phẩm chăm sóc em bé và trẻ em, thì tỷ lệ phần trăm nói rằng họ mua thường xuyên hơn tại cửa hàng (39%) lớn hơn so với tỷ lệ phần trăm nói rằng họ mua trực tuyến thường xuyên hơn (23%), và gần giống với tỷ lệ phần trăm nói rằng họ mua trong cửa hàng và trực tuyến là như nhau (38%).
21:06, 06/01/2017
15:13, 08/12/2016
05:37, 28/10/2016