19/01/2025 | 13:16 GMT+7, Hà Nội

Ngày mở màn 10 lễ hội lớn nhất miền Bắc

Cập nhật lúc: 12/02/2016, 09:10

Tiêu dùng + xin được giới thiệu với bạn đọc tổng hợp 10 lễ hội cùng ngày mở màn hấp dẫn bậc nhất tại miền Bắc nước ta xuân Bính Thân 2016.

1. Lễ hội chùa Hương ngày 6/1 ở Mỹ Đức (Hà Nội)

Chùa Hương nằm ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội, trong khu thắng cảnh Hương Sơn. Trẩy hội chùa Hương được xem là hành trình về miền đất Phật - nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. 

Năm nay, lễ hội chùa Hương được Ban tổ chức chuẩn bị sớm và chu đáo để phục vụ khách hành hương.

Có khoảng 5.000 chiếc đò đã sẵn sàng phục vụ vận chuyển. Đường điện chiếu sáng được lắp đặt mới từ chùa Thiên Trù lên tới động Hương Tích để mọi người có thể di chuyển dễ dàng vào ban đêm, đảm bảo an ninh trật tự. 

Lễ hội chùa Hương năm nào cũng rất đông du khách.

Lễ hội chùa Hương năm nào cũng rất đông du khách.

Được biết, giá vé lễ hội không thay đổi từ 2012 đến nay. Cụ thể, giá vé thăm quan là 50.000 đồng/khách và vé đò dọc từ 35 – 40.000 đồng/khách.

Năm nay, đường dây nóng có khác mọi năm là việc công khai số điện thoại của trưởng ban tổ chức và phó ban thường trực tổ chức để nghe phản ánh của người dân khi tham gia lễ hội.

0912 588 905 (Trưởng ban Tổ chức Lễ hội Chùa Hương) và 0913 327 430 (Phó ban Thường trực tổ chức Lễ hội Chùa Hương).

Theo dự đoán của BTC, lượng du khách trẩy hội năm nay có khoảng 1,5 triệu lượt khách (so với năm ngoái tăng 5 – 10%). Lượng du khách đông nhất vào tháng Giêng, sau ngày 19/2, lượng khách giảm và đến ngày 25/3 kết thúc hội.

2. Lễ hội đền Gióng ngày 6/1 (Sóc Sơn, Hà Nội)

Hội Gióng diễn ra trong 3 ngày, từ mùng 6 đến hết mùng 8 tháng Giêng. Trong đó, chính hội là ngày mùng 7, với các hoạt động chính là dâng hoa tre ở đền Sóc và chém tướng giặc, diễn lại truyền thuyết Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc Ân. Ngoài ra, trong hội còn có nhiều trò chơi dân gian sôi động như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo…

Khu di tích đền Sóc, thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội tương truyền là nơi mà Thánh Gióng đã cưỡi ngựa sắt bay về trời, sau khi phá tan giặc Ân. Đền Sóc do vua Lê Đại Hành cho xây dựng, thờ đức Thánh Gióng, từ hơn 1.000 năm nay.

Hội Gióng (Ảnh minh họa)

Hội Gióng (Ảnh minh họa)

Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi trên khắp đất nước Việt Nam. Nhưng các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng chỉ có Hội Gióng ở làng Phù Đổng, nơi sinh ra cậu bé Gióng và Hội Gióng ở đền Sóc, nơi mà Thánh Gióng về trời là có ý nghĩa và hoàn chỉnh hơn cả. Nghi lễ chủ yếu trong ngày hội chính là dâng cúng lễ vật và lễ chém tướng, thể hiện lại truyền thuyết Thánh Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc Ân.

3. Lễ hội Yên Tử 10/1 ở Quảng Ninh

Lễ hội Yên Tử (thuộc xã Thượng Yên Công, huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) sẽ chính thức khai mạc vào ngày 10/1 âm lịch tức 11/1 Dương lịch. Ngoài những nghi lễ truyền thống như dâng hương, lễ cầu quốc thái dân an còn có các tiệt mục nghệ thuật truyền thống, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử… Đặc biệt nhất là sự tham gia của đồng bào dân tộc ít người quanh vùng núi Yên Tử và các vùng lân cận vào các hoạt động của lễ hội vừa làm phong phú cho các chương trình vừa gắn chặt tình đoàn kết của các dân tộc anh em.

Hệ thống cáp treo 2 chặng từ bến Giải Oan đến chùa Hoa Yên và từ chùa Hoa Yên tới khu vực tượng An Kỳ Sinh đã được nâng cấp, đảm bảo việc vận hành trơn tru để phục vụ du khách.

4. Lễ hội đền Trần ngày 12/1 ở Nam Định

Lễ hội ở đền Trần hay còn gọi là lễ Khai ấn đền Trần thường diễn ra 3 ngày, từ 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Theo Ban tổ chức, năm nay 2014, lễ hội đền Trần sẽ diễn ra sớm hơn một ngày so với năm 2013 (năm 2013 lễ hội từ 15-17 tháng Giêng). Vào ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Ngọ (tức ngày 13/1/2014 Dương lịch), Ban tổ chức sẽ tiến hành nghi lễ rước nước, tế cá. Đây cũng là năm đầu tiên lễ hội đền Trần có thêm 2 nghi thức này.

Sau khi thực hiện nghi lễ rước nước và tế cá, Ban tổ chức sẽ tiến hành các nghi lễ truyền thống của lễ hội đền Trần. Và lễ phát ấn cho nhân dân và khách thập phương bắt đầu từ 7h sáng ngày 15 tháng Giêng âm lịch (14/2). Ấn đền Trần sẽ được phát tại 3 nhà là nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa và một điểm trong khu vực vườn cây đền Trần.

5. Hội Xoan ngày 7/1 ở Phú Thọ

Diễn ra tại Làng Hương Nha, huyện Tam Thanh, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội tưởng nhớ Xuân Nương, một nữ tướng tài giỏi của Hai Bà Trưng.

Khởi đầu lễ hội là tiệc cầu Xuân dâng Thành hoàng, theo truyền thống dọn cỗ chay, có củ mài và mật ong. Tục truyền việc mổ trâu “nồi da xáo thịt” diễn lại tích năm tướng của vua Hùng thờ thần sông mà thoát nạn, khi lên bờ tìm trâu mổ thịt, lấy da làm nồi nấu để tế thần sông.

Mồng 10 tháng Giêng diễn trò trình nghề ở bãi sông trước đình làng. Các vai diễn cày, bừa, gieo mạ, tát nước, bán con ngài tằm, bán bông rất hấp dẫn.

6. Lễ hội Côn Sơn ngày 10/1 ở Hải Dương

Lễ hội Côn Sơn bắt đầu từ mùng 10 tháng Giêng. Chùa Côn Sơn (huyện Chí Linh, Hải Dương) đã được đón khách thập phương đến lễ Phật và trẩy hội. Chính thức lễ hội bắt đầu từ rằm tháng Giêng đến ngày 22 thì kết thúc.

7. Lễ hội Lim ngày 13/1 ở Bắc Ninh

Hội Lim là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, chính hội được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du. Hội Lim được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc.

Hội Lim là một sinh hoạt văn hóa đặc sắc với dân ca quan họ nổi tiếng. Các làng quan họ xung quanh mang liền anh, liền chị tới hát giao duyên, hát đối đáp, thi hát với nhau ở trên bề, dưới bến.

Ngoài ra, có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm...

8. Hội chùa Keo ngày 14/1 ở Thái Bình

Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam. Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo.

Từ thành phố Nam Định, qua cầu Tân Đệ, rẽ phải, theo đê sông Hồng, đi khoảng 10km là đến chùa. Nằm ở chân đê sông Hồng giữa vùng đồng bằng, chùa Keo với gác chuông như một hoa sen vươn lên giữa màu xanh bát ngàn của quê lúa Thái Bình.

Chùa thờ Không Lộ, có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông, được phong làm Quốc Sư. Ngoài lễ Phật còn có các trò chơi bắt vịt, thi thổi cơm và ném pháo...

9. Hội Chùa Thầy ngày 5/3 ở Quốc Oai (Hà Nội)

Chùa Thầy ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía tây nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc.

Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày 5 đến 7-3 âm lịch. Đến với chùa Thầy, du khách được chiêm ngưỡng phong cảnh non nước hữu tình, thưởng thức các màn rối nước đặc sắc - một môn nghệ thuật truyền thống mà tổ sư của nghề không ai khác chính là Từ Đạo Hạnh truyền lại.

10. Hội đền Hùng ngày 10/3 ở Phú Thọ

Thời gian tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Ngọ 2014 tiến hành từ ngày 06/3 đến ngày 10/3 (âm lịch). Đối với nghi thức phần lễ được tiến hành như những năm trước; phần hội tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng với chủ đề “Về miền quê di sản” tại Quảng trường Hùng Vương (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) vào tối 06/3 (âm lịch), được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình của tỉnh và tiến hành bắn pháo hoa tầm thấp sau khi kết thúc chương trình biểu diễn.

Quá trình tổ chức các hoạt động hội phong phú, phù hợp với quy mô là năm lẻ, tập trung vào một số hoạt động chính như: Hội thi gói, nấu bánh chương và giã bánh giầy, Liên hoan hát Xoan, hội thi bơi Chải, triển lãm, tổ chức các hoạt động thể thao quần chúng…

Các lễ hội ở miền Bắc hết sức đa dạng và hấp dẫn. Nhiều lễ hội vẫn luôn giữ được những nét đẹp truyền thống bao đời, la nơi để du khách tìm về tụ hổi mỗi dịp xuân sang.../.