Ngân hàng "chuyển mình" với xu hướng của quốc tế
Cập nhật lúc: 26/11/2020, 11:09
Cập nhật lúc: 26/11/2020, 11:09
Trong năm vừa qua, các hiệp định CPTPP, EVFTA... đã được ký kết là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp. Dù đối với lĩnh vực ngân hàng hầu như chưa có gì đáng kể nhưng phản ứng các ngân hàng thương mại là rất đáng kể do đã cảm nhận được sức ép cạnh tranh trong tương lai.
Hàng loạt các ngân hàng bắt đầu tăng vốn điều lệ, tìm kiếm và hợp tác với các nhà đầu tư chiến lược, nâng cao chất lượng và đẩy mạnh số hoá ngân hàng… đang diễn ra mạnh mẽ.
Trong đó, phải kể đến cuộc chạy đua tăng cường sức mạnh về vốn đã đưa tới thực tế là trong tổng số hơn 28 ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay, thì có đến 10 nhà băng có quy mô vốn trên 15.000 tỷ đồng.
Đứng đầu là BIDV với hơn 40.220 tỷ đồng sau khi hoàn tất bán vốn cho KEB Hana Bank hồi tháng 10 năm ngoái. Hai "ông lớn" VietinBank và Vietcombank lần lượt xếp ở vị trí thứ 2 và thứ 3 với mức vốn trên 37.000 tỷ đồng.
Xếp ngay sau là Techcombank và Agribank (số liệu đến cuối tháng 6/2019) với vốn điều lệ lần lượt là hơn 35.001 tỷ đồng và 30.372 tỷ đồng. Đáng chú ý, Techcombank cũng là ngân hàng tư nhân duy nhất sở hữu vốn điều lệ trên 30.000 tỷ đồng.
Chỉ tính riêng vốn điều lệ của 5 ngân hàng top đầu đã chiếm gần 44% trong tổng vốn điều lệ của 28 ngân hàng được khảo sát.
Ngoài ra, những ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất còn có sự góp mặt của các nhà băng như VPBank (25.299 tỷ đồng), MBBank (24.370 tỷ đồng), Sacombank (18.852 tỷ đồng), ACB (16.627 tỷ đồng) và SHB (15.231 tỷ đồng).
Đáng nói, không dừng lại ở đó các ngân hàng liên tiếp đặt mục tiêu tăng vốn. Như trường hợp TPBank tại đại hội cổ đông ngày 27/5/2020 cũng đã thông qua kế hoạch tăng vốn thêm 20% lên 10.200 tỷ đồng…
Thực tế, năm nay dù dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng, nhưng từ đầu năm đến nay hàng loạt nhà băng đã cho ra mắt các phiên bản mới về ngân hàng số và điều này sẽ kéo theo sự thay đổi về cấu trúc hoạt động của họ.
Với định hướng tăng trưởng chất lượng và chiến lược đẩy mạnh số hóa dịch vụ ngân hàng, mở rộng hoạt động kinh doanh ở những phân khúc khách hàng mới, năm 2018 cũng đánh dấu một năm VPBank tăng cường đầu tư ở mảng dịch vụ ngân hàng số và phân khúc khách hàng cá nhân. Trong đó, nổi bật nhất là sự ra đời của ứng dụng ngân hàng số di động YOLO của VPBank và $NAP của FE Credit. Được ứng dụng những công nghệ tài chính mới nhất, trong khi YOLO được kỳ vọng sẽ tạo ra một hệ sinh thái ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam, $NAP mang tới một quy trình cho vay hoàn toàn tự động, cung cấp cho khách hàng các sản phẩm cho vay nhanh nhất và dễ nhất. Cùng với các dịch vụ số hóa khác, YOLO và $NAP được coi là động lực tăng trưởng mới của VPBank trong tương lai.
Ở phân khúc khách hàng cá nhân, việc ra mắt thương hiệu VPBank Diamond dành cho khách hàng ưu tiên cũng là một trong những hoạt động đầu tư trọng điểm của Ngân hàng trong năm qua. VPBank Diamond được kỳ vọng sẽ giúp VPBank mở rộng hơn nữa các dịch vụ mới như tư vấn và quản lý tài sản nhắm vào tầng lớp trung lưu và thượng lưu đang tăng nhanh tại Việt Nam.
Có thể nói, với kết quả kinh doanh và hoạt động đầu tư cho tương lai, VPBank đã củng cố được nền tảng vững chắc và chuẩn bị kỹ lưỡng cho những động lực tăng trưởng mới.
Ở một góc nhìn khác, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng cho rằng, số hoá ngân hàng không chỉ để “ghi điểm” với nhà đầu tư nước ngoài, mà là cách để ngân hàng Việt nâng cao năng lực cạnh tranh.
10:30, 20/11/2020
14:56, 16/11/2020
10:53, 20/10/2020