24/11/2024 | 05:30 GMT+7, Hà Nội

Năm Hợi xem rước lợn ở La Phù

Cập nhật lúc: 17/02/2019, 06:00

Vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch, gần hai chục “ông” lợn có trọng lượng trên 1 tạ lại được rước vào đình làng La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) để tế thần. Hội rước lợn thu hút rất đông du khách về tham gia một đêm đông vui, náo nhiệt nhất trong năm ở làng La Phù.

Khoảng 18h tối, các “ông” lợn của mỗi xóm trang trí xong chuẩn bị lễ rước về đình làng.

Khoảng 18h tối, các “ông” lợn của mỗi xóm trang trí xong chuẩn bị lễ rước về đình làng.

Vào ngày 13 tháng Giêng, những chiếc đèn lồng, đèn nháy trang trí khắp đường làng, ngõ xóm đồng loạt sáng khi các “ông lợn” và lễ vật được người dân rước qua các ngõ, đường làng.

Vào ngày 13 tháng Giêng, những chiếc đèn lồng, đèn nháy trang trí khắp đường làng, ngõ xóm đồng loạt sáng khi các “ông lợn” và lễ vật được người dân rước qua các ngõ, đường làng.

Theo lệ làng, lợn được dâng tế do các xóm tuyển chọn và giao cho ông Đám (người có uy tín trong xóm) nuôi dưỡng chu đáo từ hàng năm trước. Mỗi xóm sẽ chỉ được chọn một con duy nhất và đó phải là con lợn to béo, chăm sóc cẩn thận, sạch sẽ.

Một “ông” lợn của dân làng La Phù được trang trí bằng chính lớp mỡ của mình do những người dân bóc ra từ trước đó. Trên mắt, tai, mũi, đuôi, chân cùng nhiều phần khác trên cơ thể

Một “ông” lợn của dân làng La Phù được trang trí bằng chính lớp mỡ của mình do những người dân bóc ra từ trước đó. Trên mắt, tai, mũi, đuôi, chân cùng nhiều phần khác trên cơ thể "ông lợn” còn được dán giấy mô phỏng rất cầu kỳ sau đó được đặt nằm trên kiệu rước về đình làng La Phù tế lễ.

Sau khi thịt xong, “ông” lợn khéo léo trang trí và phủ lên một lớp mỡ của chính mình như một chiếc áo choàng để tôn lên sự trang nghiêm và lòng thành kính.

Sau khi thịt xong, “ông” lợn khéo léo trang trí và phủ lên một lớp mỡ của chính mình như một chiếc áo choàng để tôn lên sự trang nghiêm và lòng thành kính.

Mỗi xóm có 3 lễ rước gồm: mâm xôi, bàn hương hoa quả và kiệu 'ông lợn'.

Mỗi xóm có 3 lễ rước gồm: mâm xôi, bàn hương hoa quả và kiệu “ông lợn”.

Sau một năm chăm sóc đặc biệt, việc mổ lợn làm lễ tế cũng cầu kỳ không kém. Lợn phải được cạo sạch, trang trí thêm bằng cách dán mắt, dán tai bằng giấy màu. “Ông” lợn được trang trí bằng những nhúm hoa, áo lưới bằng dát mỡ, rồi đặt lên chõng cao khoảng 1,2m. Đặc biệt, là khâu bóc lớp mỡ lá của chính “ông” để phủ lên da, tạo thành một lớp áo màng rất bắt mắt và đặc sắc.

Mỗi xóm có từng phong cách rước khác nhau như hát quan họ, múa sinh tiền, hay đội nhạc kèn tạo nên một không gian vừa thiêng liêng vừa hoạt náo.

Mỗi xóm có từng phong cách rước khác nhau như hát quan họ, múa sinh tiền, hay đội nhạc kèn tạo nên một không gian vừa thiêng liêng vừa hoạt náo.

Khi kiệu “ông” lợn đi đến đâu, người dân trong các ngõ ra lễ bái cầu tài, lộc...

Khi kiệu “ông” lợn đi đến đâu, người dân trong các ngõ ra lễ bái cầu tài, lộc...

 Người làng La Phù quan niệm một ông lợn to, đẹp được dâng lên sẽ đem lại nhiều may mắn cho xóm làng.

Người làng La Phù quan niệm một ông lợn to, đẹp được dâng lên sẽ đem lại nhiều may mắn cho xóm làng.

Khoảng 18h tối, lễ rước lợn về đình làng bắt đầu. Đoàn rước xuất phát từ nhà ông Đám làm lễ rồi hoà chung vào đám rước của các xóm khác trong tiếng trống chiêng tưng bừng của lễ hội.

Đội rước “ông lợn” được sắp xếp tuần tự với hai lá cờ đại, tiếp đó là đội nhạc kèn, sau là bàn với đủ đồ thờ như cây đèn, ống hoa, mâm ngũ quả, chè oản và đỉnh hương trầm nghi ngút rồi đến quả xôi.

Đội rước “ông lợn” được sắp xếp tuần tự với hai lá cờ đại, tiếp đó là đội nhạc kèn, sau là bàn với đủ đồ thờ như cây đèn, ống hoa, mâm ngũ quả, chè oản và đỉnh hương trầm nghi ngút rồi đến quả xôi.

Dẫn đầu lễ rước của mỗi xóm là 2 lá cờ đại, rồi chiêng trống, bát âm, đội hát sinh tiền, bàn độc với đủ đồ thờ như cây đèn ống hoa, mâm ngũ quả, chè oản, đỉnh hương trầm nghi ngút khói nhang... tất cả tạo nên một không gian vừa thiêng liêng vừa hoạt náo. Khi đến đình, bàn độc của các xóm được xếp dọc hai bên ngoài sân đình, riêng lễ lợn được khiêng vào đại đình và hậu cung để các cụ bô lão làm lễ.

Sau khi “dạo quanh” làng các “ông” lợn lần lượt được rước vào đình làng và đến 00h, các cụ cao niên bắt đầu làm lễ tế, thời gian kéo dài đến 1 hoặc 2h sáng ngày hôm sau.

Sau khi “dạo quanh” làng các “ông” lợn lần lượt được rước vào đình làng và đến 00h, các cụ cao niên bắt đầu làm lễ tế, thời gian kéo dài đến 1 hoặc 2h sáng ngày hôm sau.

21 giờ tối, “ông lợn” được khiêng hết vào trong đình, sau đó, người dân làm lễ dâng hương nhưng đến khi đồng hồ điểm sang giờ của ngày hôm sau, lễ tế mới bắt đầu. Cùng với đó, Ban tổ chức sẽ chấm điểm lễ lợn của các xóm. Đến 6h sáng tiến hành nghi thức xẻ lộc cho tất cả các hộ trong làng, coi như hưởng lộc của thành hoàng./.

Phóng sự ảnh: Trọng Chính