22/11/2024 | 12:42 GMT+7, Hà Nội

Năm học mới đã tới, nỗi lo thiếu trường học lại "ùa về"

Cập nhật lúc: 05/08/2019, 15:00

Lâu nay, vấn đề thiếu hệ thống trường học vẫn được đề cập nhiều tại các khu đô thị mới. Thực trạng này có dịp “nóng” hơn vào thời điểm chuẩn bị bước vào năm học mới.

Hà Nội có tới 573 dự án khu đô thị - nhà ở mới, nhưng tình trạng thiếu trường học vẫn rất quen thuộc, nhất là trường công lập trong các khu đô thị dẫn đến tình trạng quá tải lan rộng sang hệ thống trường có sẵn hoặc các trường lân cận trên địa bàn. Đáng lo hơn nữa lượng dân cư mới đến ở tại hầu khắp các khu đô thị lớn đều được cho rằng có thể tương đương với dân số của một phường, khiến tình trạng quá tải lại "đẻ" tiếp ra các hệ lụy như chạy trường, chạy trái tuyến…

Lại một mùa khai giảng tới, phóng viên đã có cuộc trao đổi với KTS.TS Trần Thanh Bình, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học để chia sẻ vấn đề này. Hy vọng sẽ đưa ra được thông điệp đủ mạnh mẽ để cùng nhau hướng tới một đô thị dễ sống hơn, bớt phiền toái hơn, quyền được đi học, được chọn trường của trẻ em được thực hiện đầy đủ hơn chứ không chỉ xoay quanh duy nhất một nội dung về thiếu trường học.

PV: Thưa KTS.TS Trần Thanh Bình, theo ông nguyên nhân của việc thiếu trường học trong khu đô thị là gì?

KTS.TS Trần Thanh Bình: Vì lâu nay ta lập quy hoạch, mạng lưới giáo dục kể cả tiêu chuẩn, quy chuẩn vẫn hình dung ra ý thức hệ theo kiểu tiểu khu.

Ta hình dung ra như tiểu khu Kim Liên trước kia như bán kính, số dân… Tức là từ cách lập quy hoạch cho đến dự báo. Từ khi xuất hiện khu đô thị nén thì khái niệm này đồng nghĩa với việc xuất hiện hạ tầng xã hội và đồng hành với hạ tầng kỹ thuật và nó được vận hành theo đúng ý nghĩa của người dân hay không. Tôi nghĩ rằng khái niệm hạ tầng đô thị nén cho đến nay vẫn chưa giải quyết được vấn đề đó và đó là một trong những nguyên nhân rất cơ bản dẫn đến việc thiếu trường học.

PV:Phải chăng trong các quyết định phê duyệt đầu tư khuđô thịchưa xác định rõ vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư đối với hệ thống trường học nên các chủ đầu tư nếu lờ được, sẽ lờ đi, thưa ông?

KTS.TS Trần Thanh BìnhVấn đề phê duyệt đừng nhẫm lẫn giữa người giao cho người khác chỉ khu vực xây nhà được khoán được bao nhiêu đơn vị ở thì câu chuyện đó lại khác. Còn cả khu đô thị thì ràng buộc rất rõ ràng. Tôi nghĩ chắc chắn cơ quan phê duyệt đều biết từng hạng mục một thì nguồn vốn đầu tư đó ở đâu. Nếu nguồn vốn đầu tư do chủ đầu tư chịu trách nhệm và tuân thủ theo nhiệm vụ thì đương nhiên trách nhiệm đó thuộc chủ đầu tư.

Còn trách nhiệm chủ đầu tư phải thực hiện thì rõ ràng đó là ở công tác quản lý.

Khu đô thị mới

Khu đô thị mới "đói" trường học

PV: Thưa ông, nếu nói vòng xoáy “phát triển đô thị - gia tăng dân số đột biến”, là nguyên nhân khiến các địa phương lúng túng từ quy hoạch, bố trí quỹ đất đến nguồn lực đầu tư xây dựng trường học cho trẻ có đúng hay không? Và nếu cho rằng đây là nguyên nhân chính liệu có đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ còn chấp nhận lâu dài hiện tượng “chạy theo" thực tiễn, khắc phục những hệ lụy từ thực tiễn?

KTS.TS Trần Thanh Bình: Tôi cho rằng ở đây có sự đột biến, tức là ta không tuân thủ theo quy hoạch mà ta đã định hướng. Đơn cử như theo quy hoạch, số dân ở khu đô thị phải khống chế để có giao động cho nó phát triển. Ta có chỉnh sửa quy hoạch không? Ở đây rõ ràng là có. Như vậy cụm từ đột biến nó cũng ở trong một số trường hợp nhất định, mà chính trường hợp này gây ra hệ luỵ. Điểm thứ hai nữa là ở đây tôi cho rằng là lỗi hệ thống, tức là chưa đánh giá một cách nghiêm túc về hạ tầng dân số của khu đô thị, nên khi dân số của khu đô thị tăng, kể cả khi có trường hợp đột biến ta không đặt ra vấn đề thì đối với trường hợp dân số đột biến, hạ tầng cũng không chịu nổi. Những người nào quan niệm hạ tầng xã hội rất quan trọng thì sẽ phải đặt vấn đề chúng ta sẽ chấp nhận đột biến đó đến mức nào.

PV: Thưa ông, vậy trách nhiệm của Sở Quy hoạch Kiến trúc khi để xảy ra tình trạng này ra sao?

KTS.TS Trần Thanh Bình: Khi nói đến lỗi hệ thống không thể nói đến Sở Quy hoạch Kiến trúc chịu trách nhiệm trong vấn đề này. Tại vì nó sẽ phụ thuộc ngay trong ngành tức là dự báo số học sinh, điều tra xã hội học như thế nào, những dữ liệu của quy hoạch đã thực sự nghiêm túc, đầy đủ thông số để ta ra được bản quy hoạch hay không.

KTS.TS Trần Thanh Bình

KTS.TS Trần Thanh Bình

Cách làm của ta hiện nay, có một khu đô thị như thế, yêu cầu dành ra quỹ đất bao nhiêu phần trăm. Nhưng câu hỏi là quy mô của trường học đó như thế nào, hay chỉ dành một lô đất nhất định như thế thôi. Rõ ràng Sở Quy hoạch Kiến trúc một mình không thể chịu trách nhiệm. Mà trách nhiệm ở chỗ khi phê duyệt quy hoạch phải kiểm tra lại các thông số kia chuẩn chưa và thực hiện giám sát quy hoạch đó. Còn lập kế hoạch bên giáo dục rất quan trọng.

Đơn cử như có một số năm, học sinh chyển cấp tăng vọt lên, do năm đó đẹp. Con số đó từ Uỷ ban dân số, giáo dục phải đưa ra. Công tác dự báo trách nhệm của mỗi bên là phải đồng bộ.

PV: Theo ông, khu đô thị có quy mô như thế nào thì bắt buộc phải bố trí trường học các cấp cho trẻ? Và quy mô của trường học như thế nào mới đủ đáp ứng nhu cầu cư dân trong khu đô thị?

KTS.TS Trần Thanh Bình trả lời: Chúng ta chưa tính đến các tiêu chuẩn, mặc dù lý thuyết của chúng ta là đô thị nén, mà có những chỗ nén hơn Hong Kong hay Tokyo. Hiện nay ta chưa có tiêu chuẩn định hình lại tiêu chuẩn mà trước đây ta đã tính trong khu đô thị nén về bán kính.

Bởi có những khu đô thị có dân số bằng 3 phường thì lúc đó thì phải tính thế nào là khu đô thị và hạ tầng trong khu đô thị nén là phải nhìn ở tầm vĩ mô và xem xét lại tiêu chuẩn. Và chính điều này chúng tôi đã báo động trong khi các tư vấn quốc tế phối hợp làm quy hoạch mở rộng Hà Nội, tầm nhìn đến năm 2050, họ rất ngạc nhiên là vấn đề đó chưa bao giờ được đưa vào trong hệ thống của chúng ta

PV: Vậy cuối cùng đâu là giải pháp căn cơ cho tình trạng thiếu trường học ở Hà Nội thưa ông?

KTS.TS Trần Thanh Bình: Trước hết mỗi dự án phải đáp ứng yêu cầu trường công lập, tức là đáp ứng nhu cầu học và quyền được học của các cháu. Thứ hai là sau khi mọc thêm lượng dân cư sẽ ở trong khu vực đó, trẻ con học ở đâu cũng phải được tính toán, nếu không phải cho tất cả dân cư thì cũng phải tính có thể đáp ứng được dân cư mua nhà lúc đầu. Lúc này có thể giảm học phí, miễn học phí, có những ưu đãi cho cư dân. Khi dân cư chuyển về, nhu cầu càng ngày càng tăng thì cần tăng giá theo thị trường vì có sản phẩm tốt.

- Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Nguồn: http://dothi.reatimes.vn/nam-hoc-moi-da-toi-noi-lo-thieu-truong-hoc-lai-ua-ve-9928.html