Năm 2019 xuất khẩu cá tra có thể đạt 2,4 tỷ USD
Cập nhật lúc: 13/02/2019, 02:57
Cập nhật lúc: 13/02/2019, 02:57
Cá tra đang đem lại nhiều kỳ vọng cho ngành thủy sản trong năm 2019 (Ảnh minh họa)
Mục tiêu này theo Tổng cục Thuỷ sản hoàn toàn có thể đạt được bởi hiện các nhà máy chế biến cá tra của Việt Nam đều đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn mà các nước nhập khẩu khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU đã đánh giá và công nhận. Hiện Tổng cục Thuỷ sản đang cùng doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cá tra phi lê chất lượng cao; nghiên cứu, bổ sung thêm hàm lượng các chất dinh dưỡng, để chất lượng cá tra phi lê cao hơn; cải tiến quy trình công nghệ chế biến, để sản phẩm cá tra phi lê xuất khẩu chất lượng tốt hơn.
Ngoài ra, khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được ký kết và thực thi, thuế nhập khẩu cá tra vào Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm từ mức 5,5% về 0% trong 3 năm (với cá tra thô); từ mức 7% về 0% trong 7 năm (với cá tra chế biến). Điều này tạo cơ hội lớn để doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đẩy mạnh sản lượng và giá trị mặt hàng này.
Theo nhận định của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, sản lượng cá tuyết sụt giảm là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra nói riêng và ngành cá tra nói chung. Trong năm 2018, ngành chế biến xuất khẩu cá tra Việt Nam phát triển vượt bậc và đi vào ổn định.
Theo Hiệp Hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhận định, giá cá tra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giữ ổn định, từ 31.000 - 33.000 đồng/kg. Năm 2019, ngành cá tra được dự báo sẽ tiếp tục đà tăng trưởng; trong đó, diện tích sản xuất cá tra tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hơn 3.800 ha, sản lượng trong nước ước 3 triệu tấn, tăng 4,6% so với năm 2018.
Sự tăng trưởng nguồn cung này sẽ là cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ và châu Âu thay cho con cá tuyết đang thiếu hụt tại đây. Với đà tăng trưởng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đặt nhiều kỳ vọng cho mục tiêu chế biến, xuất khẩu cá tra trong năm 2019.
22:33, 12/02/2019
08:12, 02/02/2019
15:44, 30/01/2019