19/01/2025 | 02:36 GMT+7, Hà Nội

Một tuần ghi nhận 18 ca mắc sởi, Hà Nội lo ngại nguy cơ bùng phát dịch

Cập nhật lúc: 31/07/2018, 11:00

Trong tuần qua Hà Nội ghi nhận thêm 18 ca mắc sởi, nâng tổng số ca mắc sởi từ đầu năm đến nay lên 271 trường hợp, trong khi cả năm ngoái chỉ có 60 ca.

Báo cáo tình hình dịch bệnh từ ngày 23-29/7/7 của Sở Y tế Hà Nội do Phó giám đốc Hoàng Đức Hạnh ký ban hành cho biết, so với năm ngoái số mắc tăng gấp nhiều lần nhưng chưa có trường hợp nào tử vong.

Bệnh có xu hướng tăng nhiều trong các tháng gần đây; xảy ra tại 30/30 quận huyện; tập trung tại các quận nội thành như Đống Đa, Hà Đông, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm... Nhóm mắc bệnh chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi (69%), trong đó trẻ dưới 1 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất.

“Hầu hết trẻ chưa được tiêm ngừa văcxin hoặc tiêm chưa đầy đủ. Trong đó có nhiều trẻ dưới 9 tháng chưa đến lịch tiêm chủng đã mắc bệnh do miễn dịch mẹ truyền cho con không đủ”- TS Nguyễn Nhật Cảm- Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho biết.

Cũng theo TS Nguyễn Nhật Cảm, hiện các ca mắc sởi mới rải rác, chưa ghi nhận các ổ dịch lớn. Tuy nhiên, nguy cơ bùng phát dịch là hoàn toàn có thể. Ngay từ đầu năm các chuyên gia đã dự báo điều này.

TS Nguyễn Nhật Cảm cho hay, không giống như các bệnh khác, sởi là bệnh có tính cảm nhiễm rất cao. Một người chưa từng mắc sởi, không được tiêm văcxin thì gần như 100% sẽ mắc bệnh nếu tiếp xúc với nguồn bệnh. Do đó, cha mẹ cần đưa con đi tiêm phòng sởi đúng lịch, đủ mũi. Mũi 1 khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, tiêm mũi 2 là sởi-rubellla khi được 18 tháng tuổi.

Với 584 điểm tiêm chủng tại xã, phương, thị trấn, TS Cảm cho biết, Hà Nội hiện có thể đảm bảo trẻ được tiêm phòng sởi vào hàng tuần. Nếu tuần này trẻ ốm không tiêm được, sang tuần có thể tiêm, thay vì phải đợi một tháng như trước đây.

Phụ nữ trước khi có ý định mang thai cũng nên đi tiêm phòng để đảm bảo miễn dịch truyền cho con.Tiêm phòng là cách hiệu quả vừa phòng bệnh cho trẻ vừa tạo miễn dịch bền vững, để khi thế hệ này trưởng thành, đến tuổi sinh đẻ có đủ miễn dịch truyền cho con.

Sởi là bệnh lành tính, tùy từng bệnh nhân mà diễn biến nặng hay nhẹ. Trường hợp biến chứng viêm phổi nhẹ, bệnh nhân chỉ điều trị 3-5 ngày. Trẻ bị viêm phổi nặng suy hô hấp thì có thể nằm viện hai tuần. Dấu hiệu bệnh là trẻ sốt, phát ban dạng sởi bắt đầu từ mặt sau đó lan dần đến chân tay kèm theo viêm kết mạc mắt, viêm đường hô hấp.

Khi đó, trẻ nên được cách ly ở nhà; chăm sóc, dinh dưỡng thật tốt; hạ sốt, nằm nơi thoáng mát, tránh gió lùa. Nếu bé sốt cao liên tục, khó thở, tiêu chảy mất nước, ho nhiều, có viêm phổi, suy hô hấp... nên đưa đến bệnh viện để tránh biến chứng. Phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi dùng kháng sinh và chỉ dùng khi có biến chứng bội nhiễm vi khuẩn.

 Các chuyên gia khuyến cáo tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch là cách tốt nhất để phòng bệnh sởi cho trẻ

Các chuyên gia khuyến cáo tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch là cách tốt nhất để phòng bệnh sởi cho trẻ

Với 584 điểm tiêm chủng tại xã, phương, thị trấn, TS Cảm cho biết, Hà Nội hiện có thể đảm bảo trẻ được tiêm phòng sởi vào hàng tuần. Nếu tuần này trẻ ốm không tiêm được, sang tuần có thể tiêm, thay vì phải đợi một tháng như trước đây. Phụ nữ trước khi có ý định mang thai cũng nên đi tiêm phòng để đảm bảo miễn dịch truyền cho con.Tiêm phòng là cách hiệu quả vừa phòng bệnh cho trẻ vừa tạo miễn dịch bền vững, để khi thế hệ này trưởng thành, đến tuổi sinh đẻ có đủ miễn dịch truyền cho con.

Sởi là bệnh lành tính, tùy từng bệnh nhân mà diễn biến nặng hay nhẹ. Trường hợp biến chứng viêm phổi nhẹ, bệnh nhân chỉ điều trị 3-5 ngày. Trẻ bị viêm phổi nặng suy hô hấp thì có thể nằm viện hai tuần. Dấu hiệu bệnh là trẻ sốt, phát ban dạng sởi bắt đầu từ mặt sau đó lan dần đến chân tay kèm theo viêm kết mạc mắt, viêm đường hô hấp.

Khi đó, trẻ nên được cách ly ở nhà; chăm sóc, dinh dưỡng thật tốt; hạ sốt, nằm nơi thoáng mát, tránh gió lùa. Nếu bé sốt cao liên tục, khó thở, tiêu chảy mất nước, ho nhiều, có viêm phổi, suy hô hấp... nên đưa đến bệnh viện để tránh biến chứng. Phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi dùng kháng sinh và chỉ dùng khi có biến chứng bội nhiễm vi khuẩn.

Báo cáo tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 26 trường hợp bị sốt xuất huyết. Tích lũy đến nay, Hà Nội có 272 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2017 (8.940 trường hợp) và không có tử vong.

Trong tuần ghi nhận 63 trường hợp mắc tay chân miệng. Tích lũy từ đầu năm 2018 đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.091 trường hợp mắc, số mắc phân bố rải rác tại các xã, phường, thị trấn, không ghi nhận ổ dịch lớn nhiều bệnh nhân. Hầu hết các trường hợp mắc nhẹ (độ 1) tự khỏi và không có tử vong.

Trong tuần ghi nhận 03 trường hợp mắc ho gà. Tích lũy từ đầu năm 2018 đến nay, ghi nhận 46 trường hợp mắc, không có tử vong.

Đặc biệt, trong tuần qua, Hà Nội không ghi nhận các trường hợp mắc liên cầu lợn, viêm não Nhật Bản, cúm nguy hiểm như Cúm A (H5N6), Cúm A (H7N9)... và các dịch bệnh xâm nhập khác như MERS-CoV, vi rút Ebola, bệnh do vi rút Zika…