08/10/2024 | 10:42 GMT+7, Hà Nội

Monoco Việt Nam: Dấu ấn phong cách thời trang thực dụng

Cập nhật lúc: 09/10/2020, 10:29

Là một thương hiệu không còn xa lạ với những nàng công sở khó tính mà tinh tế, Monoco Việt Nam đã trở thành sự lựa chọn ưu tiên bởi sự tinh tế mà thực dụng, phù hợp trong cả công việc và sự kiện.

Hành trình gây dựng thương hiệu Monoco Việt Nam bắt nguồn từ một ý tưởng, tưởng chừng bất khả thi lúc bấy giờ của chị Phạm Bích Phượng người sáng lập thương hiệu thời trang thiết kế Monoco, chị Phượng chia sẻ: “Mình là một tín đồ thời trang và mình nhận thấy, thị trường thời trang Việt Nam chưa thực sự chú trọng tới khách hàng. Với những mặt hàng thời trang thiết kế cao cấp dành cho nữ công sở, giá cả rất cao, những người làm văn phòng có lương khoảng 5 – 7 triệu đồng/1 tháng không thể đủ kinh phí để mua. 

Quy trình sản xuất của Monoco được khép kín từ lúc thiết kế mẫu mã đến thành phẩm để trao tận tay khách hàng, cắt bớt toàn bộ các khâu trung gian, đại lý nhằm mong muốn người tiêu dùng có thể nhận hàng với giá tốt nhất từ xưởng sản xuất.

Còn đối với những mặt hàng thời trang phổ thông, thiết kế khá nhàm chán nhưng lại giá lại không hề rẻ. Từ đó, mình nhen nhóm xây dựng nên một thương hiệu thời trang thiết kế đẹp mắt, tinh tế, trung cấp nhưng giá bình dân để bất cứ chị em phụ nữ nào cũng có thể sở hữu. Ăn ngon, mặc đẹp là đặc quyền của phụ nữ.” 

Từ hoài bão đó, MONOCO được “khai sinh” từ con số 0 tròn trĩnh, nhưng những vất vả, khó khăn ngay từ ban đầu như vốn, kinh nghiệm, mặt bằng, những vấn đề phát sinh khác về nhân sự…là điều mà chị Phượng chưa hề lường trước được. Nhớ lại những ngày mới lập nghiệp, chị Phượng vẫn nhớ như in: “Từ ban đầu mình chỉ có bản vẽ thiết kế rồi đi thuê các đơn vị gia công để sản xuất. Thế nhưng, chính các đơn vị gia công lại gây khó khăn lớn nhất như ăn cắp ý tưởng, sản xuất lỗi…

Chính vì vậy, MONOCO đã có quyết định táo bạo là thành lập cho mình một xưởng may riêng” và là tiền thân của Công ty TNHH MONOCO Việt Nam. Do nguồn vốn hạn hẹp nên ngay từ khi mới thành lập, xưởng là một phần nhà kho cũ được thuê lại, sau đó mua lại các trang thiết bị kĩ thuật của các xưởng may đã dừng hoạt động. 

Ngày khai trương xưởng, chỉ tuyển vỏn vẹn được 3 công nhân. Đến nay, sau 6 năm hoạt động, Monoco đã sở hữu cho mình đội ngũ công nhân may lên tới hơn 1000 người. Từ một thương hiệu nhỏ, MONOCO tối ưu chuỗi quy trình sản xuất và phân phối, bắt nhịp với thị trường kinh doanh online, tối ưu hóa quá trình bán hàng bằng cách sử dụng mạng xã hội, bán hàng trên các kênh facebook: MONOCO FASHION STORE và MONOCO LIVESTREAM, ứng dụng bán lẻ “2468 mua sắm” có mặt trên cả Google Play và App Store. 

Ứng dụng bán lẻ “2468 mua sắm” của Monoco đã có mặt trên cả Google Play và App Store.

Quy trình sản xuất của Monoco được khép kín từ lúc thiết kế mẫu mã đến thành phẩm để trao tận tay khách hàng, cắt bớt toàn bộ các khâu trung gian, đại lý nhằm mong muốn người tiêu dùng có thể nhận hàng với giá tốt nhất từ xưởng sản xuất. 

Các thiết kế thời trang của Monoco chú trọng vào những mẫu mã phù hợp với người phụ nữ Á Đông, vừa đơn giản mà tinh tế, nhẹ nhàng mà quyến rũ. Khác với những thiết kế của các thương hiệu thời trang khác chỉ tập trung vào thời trang ứng dụng, MONOCO là sự hòa quyện mới mẻ giữa thời trang váy dạ tiệc và cuộc sống, có thể đi tiệc hoặc mặc đi làm. 

Đây cũng chính là định hướng và hướng đi cho sự phát triển của thương hiệu thời trang Monoco. Với những mẫu đầm đẹp, áo, váy công sở, nhiều kiểu dáng, mỗi mẫu thiết kế thời trang có những phong cách riêng độc đáo, cho các chị em phụ nữ mái lựa chọn.

Hiện tại, MONOCO sở hữu fanpage hàng triệu lượt theo dõi và là kênh LiveStream bán hàng chính của MONOCO. Với định hướng phát triển có quy mô rộng, sắp tới Monoco Việt Nam sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu ra các quốc gia Đông Nam Á. Bên cạnh đó, nhà sáng lập cũng hướng tới việc nhượng quyền thương hiệu Monoco Việt Nam đối với những nhà đầu tư để chia sẻ tài nguyên, thị phần, làm tăng sức ảnh hưởng của thương hiệu Monoco trong làng thời trang Việt.