Lưu ý cần để mẹ chăm sóc sức khỏe cho con ngày mưa gió
Cập nhật lúc: 18/07/2017, 15:01
Cập nhật lúc: 18/07/2017, 15:01
Những cơn mưa mùa hạ luôn là nỗi lo âu của các bà mẹ có con nhỏ. Mưa gió mang theo rất nhiều loại virus, vi khuẩn tấn công bệnh về đường hô hấp và đường ruột của bé.
Vì thế, cứ đến mùa mưa thì các bệnh viện thường tăng số bệnh nhân nhi. Các mẹ hãy nằm lòng các bí quyết chăm sóc bé sau đây để chủ động hơn trong thời tiết ẩm ương nhé.
Đây là điều quan trọng nhất khi chăm sóc trẻ ngày mưa gió. Nếu bạn để quần áo con ướt thì sẽ dâng cơ hội cho virus tấn công.
Mẹ hãy lau kỹ vùng đầu, lưng, gáy, lòng bàn chân, gan bàn chân để giữ cho các bộ phận này thật khô ráo. Mẹ nên cho trẻ mặc những trang phục thoải mái bằng vải cotton, trang phục cũng nên dài và ấm để tránh gió lùa và khiến con cảm thấy dễ chịu.
Ngoài ra, các mẹ sắm ngay một cụcnên xà phòng hoặc sữa tắm trẻ em có tính sát khuẩn nhẹ để tắm cho con giúp trẻ tránh nhiễm phải các vi khuẩn gây bệnh.
Nếu nhà có vườn tược thì khi mùa mưa đến, hãy phát bớt các tán lá và khơi thông cống rãnh để ruồi muỗi không còn nơi trú ngụ sẽ tránh được việc trẻ bị muỗi đốt. Cố gắng gọn gàng và sạch sẽ ngày mưa để giảm lượng vi khuẩn có thể vào nhà.
Mẹ cũng không nên cho trẻ ra ngoài khi trời mưa. Nếu trẻ bị ngấm nước mưa rất dễ cảm cúm và lây lan virus. Các mẹ nên cho trẻ tắm bằng nước ấm để cân bằng nhiệt độ trong cơ thể bé và môi trường. Nhắc nhở trẻ luôn giữ chân tay sạch sẽ, khô thoáng và mang dép khi đi trong nhà tránh tiếp xúc nước mưa.
Mùa mưa là mùa của bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lị khiến trẻ bị mất điện giải. Ngoài ra trẻ còn dễ bị các bệnh đường hô hấp.
Tốt nhất mẹ nên cho trẻ ăn chín uống sôi, hạn chế cho con ăn vặt và thức ăn chế biến sẵn. Nhắc con rửa chân tay sạch sẽ trước và sau khi ăn uống cũng rất quan trọng giúp bé phòng bệnh.
Mẹ hãy bổ sung các loại thực phẩm chống ốm gồm nhiều vitamin C cho bé qua các loại rau, củ, quả. Hạn chế bé ăn đồ ăn chứa nhiều chất béo. Đồng thời cho trẻ ăn tăng lượng sữa chua hơn so với bình thường để vi khuẩn có lợi vào cơ thể cản cúm.
Mỗi gia đình nên có sẵn tủ thuốc trong nhà gồm thuốc cảm lạnh và cảm cúm thông thường hay si-rô ho, vitamin C bổ sung, sirô chống cảm lạnh hoặc thuốc hạ sốt ... phòng trường hợp trẻ bị ốm và không tiện đi khám bác sĩ.
Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên tự ý liều lượng mà phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhi trước khi cho trẻ uống thuốc.
21:00, 15/07/2017
11:20, 15/07/2017
13:36, 12/07/2017
07:40, 10/07/2017