19/01/2025 | 02:29 GMT+7, Hà Nội

Lượng kiều hối tăng vọt, bất động sản sẽ hưởng lợi?

Cập nhật lúc: 02/01/2020, 15:16

Cũng như những kênh đầu tư khác, Bất động sản thường có lượng giao dịch tăng hơn vào cuối năm do nhà đầu tư chốt lợi nhuận, tái đầu tư… hơn nữa, cuối năm cũng là thời điểm lượng kiều hối đổ về mạnh mẽ nhất.

Với con số lên tới gần 17 tỷ USD, nhiều chủ đầu tư bất động sản tại Hà Nội và TP.HCM đang kỳ vọng một cú tăng tốc về thanh khoản ngay trong quãng thời gian đầu 2020. Kỳ vọng đó hoàn toàn có cơ sở khi Việt Nam 3 năm trở lại đây đều nằm trong top 10 các nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Hơn nữa, trong bối cảnh thị trường tài chính, vàng đang khá nhạy cảm, đầy rẫy những tiềm ẩn rủi ro thì những đồng vốn gửi về Việt Nam rất nhiều khả năng lại được trích một phần "gửi gắm" vào nhà, đất.

Kiều hối tăng vọt, tin vui cho bất động sản?

Theo công bố mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2019, lượng kiều hối về Việt Nam ước đạt 16,7 tỷ USD. Năm 2019 cũng là lần thứ 5 Việt Nam lọt vào top 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Dòng kiều hối về Việt Nam đã tăng khoảng gần 120 lần, từ 0,14 tỷ USD trong năm 1993 lên 13,8 tỷ USD năm 2017 và năm 2018 tăng vọt lên 16 tỷ USD. Giới chuyên gia nhìn nhận, xét trong bối cảnh năm 2019, con số 16,7 tỷ USD, tương đương 6,4% GDP, có ý nghĩa hết sức đặc biệt.

Việt Nam tiếp tục đón lượng kiều hối ở mức ấn tượng Nguồn: World Bank.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lương Thanh Nghị, cho biết hiện có khoảng 4,5 triệu người Việt sinh sống, làm việc và học tập tại hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Bên cạnh đó, hiện cũng có khoảng 3.000 doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đang hoạt động đầu tư trên cả nước với tổng số vốn góp và vốn đăng ký là 4 tỷ USD tại 52 tỉnh, thành phố, tập trung chủ yếu ở các thành phố và trung tâm kinh tế lớn.

Các doanh nghiệp do người Việt Nam ở nước ngoài về đầu tư tại Việt Nam chủ yếu từ các nước như Hoa Kỳ, Canada, Australia, Liên bang Nga, Pháp, Hà Lan, Nhật Bản, Ba Lan, Thụy Sỹ... Các dự án đầu tư của kiều bào hoạt động chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, thương mại, du lịch, xây dựng, bất động sản, nuôi trồng, chế biến thủy sản, công nghệ phần mềm...

Theo các chuyên gia, sở dĩ lượng kiều hối của Việt Nam luôn nằm trong top đầu của thế giới là bởi hầu hết các doanh nhân, người lao động của Việt Nam đi làm ăn, kinh doanh ở các nước nhưng vẫn đều đang có người thân, bố mẹ, anh chị em đang sinh sống tại Việt Nam.

Đặc biệt, do thói quen tích góp, tiết kiệm lo cho người thân ở quê với mong muốn có được một căn nhà, chỗ ở tử tế…từ lâu được xem như một đạo lý tốt đẹp của người Việt cũng là một trong những nguyên nhân khiến lượng kiều hối đổ về hàng năm tăng mạnh. Bên cạnh đó, một số không nhỏ trước khi đi xuất khẩu lao động có vay mượn, nay đến lúc phải trả cũng khiến cho một lượng ngoại tệ đáng kể trở lại trong nước.

Điều đáng chú ý, theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Trần Nam, mặc dù TP.HCM là địa phương dẫn đầu cả nước về đón lượng kiều hối, song một tỷ lệ lớn trong số đó đã được mang đi đầu tư khắp cả nước, trong đó có cả việc ra tận Hà Nội để mua nhà, đầu tư bất động sản vì thị trường Hà Nội được xem là dễ kiếm lợi nhuận hơn TP.HCM.

Chủ tịch HĐQT Công ty Phú Quý Land Nguyễn Mạnh Hà khẳng định, với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi giới bất động sản, ông nhận thấy “khẩu vị” ưa thích của những người nhận kiều hối vẫn là bất động sản bởi các kênh đầu tư khác không hẳn ai cũng rành.

Dự án nào sẽ hưởng lợi?

Theo nhìn nhận của giới chuyên gia, lượng kiều hối đổ về cuối năm khá lớn như vậy và bất động sản vẫn được xem là đích đến yêu thích của dòng vốn này trong nhiều năm qua, nhưng quan trọng là phân khúc nào, dự án nào sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ dòng vốn khủng này.

Tổng thư ký Hội môi giới Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho rằng, sẽ không phải tất cả các dự án sẽ tận dụng được cơ hội với dòng kiều hối, mà chỉ có những dự án chuẩn mực pháp lý, đa dạng sản phẩm cũng như có những ưu đãi thực sự về giá cả, chương trình chăm sóc khách hàng hợp lý mới có thể thu hút được khách hàng.

Với những người nhận kiều hối, đây cũng là dịp họ công khai hóa những đồng tiền mà người thân của mình gửi về bằng những căn nhà mới khang trang hơn, bề thế hơn.

Đối với các chủ dự án bất động sản, để đón đầu lượng kiều hối cuối năm, hàng loạt dự án đã được đẩy nhanh tiến độ, liên tiếp bung hàng ra thị trường với vô số những ưu đãi, hỗ trợ đi kèm.

Là dự án căn hộ cao cấp hiếm hoi ra mắt, The Matrix One đang trở thành “điểm đến” của dòng kiều hối dịp cuối năm

Đại diện MIKGroup – đơn vị phát triển dự án The Matrix One cho hay, để thu hút được lượng kiều hối đổ về cuối năm vào bất động sản vào chính dự án của mình, doanh nghiệp này đã chuẩn bị nhiều chương trình bán hàng phục vụ những khách hàng từ các địa phương, thậm chí từ TP.HCM ra để mua nhà với khá nhiều chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi về hỗ trợ thủ tục, giấy tờ chứng minh nguồn tài chính…

"Năm nay, nhờ người thân gửi về được gần 100.000 USD nên tôi đã quyết định đăng ký và mua căn hộ chung cư The Matrix One tại khu Mỹ Đình. Đây là dự án tôi đã nhắm từ lâu vì nó có vị trí khá đắc địa, tiện lợi về giao thông, thiết kế đẹp, hợp lý, hiện đại lại có đường đua F1 ngay dưới chân tòa nhà, không gian công viên thông thoáng”, chị Ngô Thị Hà (quận Cầu Giấy) chia sẻ.

Chị Hà cũng tiết lộ, The Matrix One là dự án căn hộ cao cấp hiếm hoi được tung ra thị trường Hà Nội vào thời điểm này. Chính vì vậy, không chỉ gia đình chị mà một số bạn bè, đồng nghiệp của chị cũng đang dành nhiều quan tâm và có ý định sở hữu một căn hộ tại đây với mục đích ở hoặc đầu tư.

“Hiện dự án The Matrix One đã cất nóc tầng 4 và đang được thi công 3 ca liên tục với tốc độ rất khẩn trương. Thông thường, mỗi dự án, thời gian thi công lâu nhất luôn là phần móng và hầm, tiếp đến là tầng thương mại. Khi thi công đến các tầng căn hộ tốc độ xây dựng sẽ rất nhanh, thậm chí từ 4 - 5 ngày sẽ xong 1 tầng. The Matrix One hiện đã xong 4 tầng thương mại nên sẽ bắt đầu vào giai đoạn thi công tăng tốc với tiến độ hoàn thành dự kiến cuối 2020”, một lãnh đạo MIKGroup cho hay.