19/01/2025 | 02:37 GMT+7, Hà Nội

Luôn thấy khát nước là dấu hiệu bạn đang mắc chứng bệnh nguy hiểm này!

Cập nhật lúc: 11/06/2020, 08:00

Dù đã uống đủ lượng nước trong ngày nhưng bạn vẫn cảm thấy khát nước. Vậy nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy khát nước là gì?

Chứng khát nước là gì ?

Nước trong cơ thể mất đi qua ba đường. Thứ nhất là qua thận, thứ hai là qua đường tiêu hóa và cuối cùng là qua da (người ta thường hay gọi là mất nước không nhận biết). Các nghiên cứu cho thấy, uống 2 lít nước mỗi ngày sẽ là liều lượng đủ và an toàn cho sức khỏe của bạn, nếu liều lượng bạn uống hằng ngày cao hơn, hãy bắt đầu chú ý sức khỏe của mình nhiều hơn.

Trong y học có một thuật ngữ dành để mô tả cảm giác khát quá mức cho phép, chính là thuật ngữ Polydipsia. Trên lý thuyết, thuật ngữ này giải thích cho chứng khát sẽ được khắc phục khi và chỉ khi cơ thể đã nạp đủ lượng nước cần thiết mà nó cần.

Trên thực tế, chứng khát nước xảy ra trên cơ thể con người khá phức tạp. Vì tình trạng khát nước quá mức sẽ có thể diễn ra trong thời gian dài, có thể liên tục nhiều ngày, có thể liên tục nhiều tuần và có khi không thể xác định được thời gian chính xác.

Nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy khát nước

Uống không đủ nước

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, muốn nhận biết một người uống đủ lượng nước trong ngày hay không có thể sử dụng nước tiểu của họ để nhận biết. Nếu như nước tiểu có màu vàng nhạt, trong suốt, đó là dấu hiệu bạn đã uống đủ lượng nước cần thiết. Tuy nhiên, với những người có nước tiểu màu sậm hoặc vàng cam đó chính là lúc bạn biết mình nên uống nhiều nước hơn.

Lý do chính khiến mọi người cảm thấy khát là vì họ mất nước do không uống đủ nước. Một số người có nhu cầu về nước cao hơn những người khác. Đó là những người thường xuyên tập thể dục hoặc những người đang sống ở vùng khí hậu khô nóng.

Chứng bệnh đái tháo đường

Đối với người bệnh tiểu đường, họ sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường 3-5 lần vào ban ngày và ban đêm. Đồng thời, họ cũng sẽ nhanh sụt cân nhiều trong thời gian ngắn dù không áp dụng biện pháp giảm cân hay ăn kiêng. Ngoài ra, người mắc bệnh đái tháo đường còn thường xuyên cảm thấy đói, ăn nhiều nhưng số cân lại giảm và khiến họ thường xuyên mệt mỏi.

Ngoài ra còn có chứng đa niệu. Đây là một tình trạng mà cơ thể bài tiết ra một lượng nước tiểu lớn bất thường, cũng có thể là nguyên nhân gây chứng khát nước cho bạn.

Thiếu máu

Khát nước bất thường cũng có thể do thiếu máu nặng gây ra. Bởi tình trạng thiếu máu nặng gây mất quá nhiều hồng cầu đồng thời cũng làm giảm lượng chất lỏng trong cơ thể nên gây ra tình trạng khát nước liên tục. Ngoài khát nước thường xuyên thì bạn cũng có thể nhận biết thiếu máu qua các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, nhức đầu, tim đập nhanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt...

Chế độ ăn uống

Ăn hoặc uống các thức ăn/thức uống chứa nhiều muối hoặc vitamin D cũng là một trong các nguyên nhân gây nên chứng khát nước quá mức. Một số người thực hiện phương pháp ăn kiêng theo chế độ Keto. Chế độ này vốn là một phương pháp ăn uống giúp giảm cân khi sẽ giúp người thực hiện nạp lượng được chất béo nhiều hơn, cân bằng lượng protein cần thiết nhưng lại ít chất carbon, vì vậy sinh ra chứng khát nước quá mức.

Tuy nhiên, trên thực tế chế độ ăn Keto được xếp hạng kém trong danh sách chế độ ăn uống tốt nhất năm 2019. Ngoài ra, từ những món ăn vặt bình thường vẫn chứa nhiều đường và muối, giúp bạn luôn cảm thấy khác khát nước và uống vô tội vạ. Điển hình là món bánh tráng trộn hay những các món nướng sẽ đều đem lại cho bạn những cơn khát nước.

Do dùng thuốc

Nhiều loại thuốc điều trị huyết áp cao hiện nay khiến cho người dùng cảm thấy khát nước nhiều hơn. Ban đầu, chúng sẽ khiến cổ họng người dùng cảm thấy luôn khô và khó chịu. Tuy nhiên sau đó, chứng khát nước sẽ khiến cơ thể phản ứng ngược lại bằng cách giảm bài tiết để tiết kiệm nguồn nước sẵn có. Nếu kéo dài tình trạng trên, người bệnh sẽ dễ dàng mắc các bệnh tiết niệu, thậm chí gặp nhiều nguy hiểm hơn cho thận.

Vấn đề tuyến giáp

Các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra về nồng độ hóc môn trong cơ quan tuyến giáp, trước hết để xem xét bạn có đang bị chứng cường giáp hay không. Ở một số người, thừa nồng độ hóc môn trong cơ thể cũng khiến cơ thể cảm thấy khát nước hơn bình thường.

Chứng tâm thần phân liệt

Một số nghiên cứu cho thấy, chứng tâm thần phân liệt có liên quan đến các trường hợp người bệnh bị rơi vào tình trạng khát nước quá mức. Điều này bao gồm cả những trường hợp khi não bị tổn thương hoặc sau khi trải qua một ca phẩu thuật nào đó. Theo những báo cáo cho thấy, một số bệnh nhân mắc chứng này thường uống nhiều nước hơn người bình thường, có thể lên tới hơn 10 lít nước mỗi ngày, thậm chí có thể hơn.

Khi cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi hoặc stress tỉ lệ bạn khát nước cao hơn bình thường cũng sẽ có. Nhưng cũng hãy chắc rằng bạn có một chế độ uống nước phù hợp, để không gặp nguy hiểm.

Uống nước đúng cách và đủ lượng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn hãy chú ý hơn đến vấn đề uống nước để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình nhé!