19/01/2025 | 12:03 GMT+7, Hà Nội

Lễ hội tại Hà Nội: Một tiềm năng phát triển kinh tế

Cập nhật lúc: 20/02/2023, 09:03

Mùa xuân là mùa của lễ hội, người Hà Nội luôn tự hào là địa phương có nhiều di sản và lễ hội lớn nhất cả nước, đem lại nguồn thu nhập kinh tế cho người dân nơi tổ chức lễ hội.

Việc tổ chức lễ hội đã đem lại nhiều lợi nhuận cho địa phương, những người có liên quan, khiến cho việc tổ chức lễ hội có thể trở thành một cách kinh doanh ở một số địa phương.
Việc tổ chức lễ hội đã đem lại nhiều lợi nhuận cho địa phương, những người có liên quan, khiến cho việc tổ chức lễ hội có thể trở thành một cách kinh doanh ở một số địa phương.

Phát triển kinh tế từ lễ hội

Dịp đầu năm cũng là mùa lễ hội. Việc tổ chức các lễ hội trở thành nguồn lực cho sự phát triển văn hóa. Sức hấp dẫn của lễ hội đến từ việc đáp ứng những nhu cầu nhất định của con người. Đó là những nhu cầu về tâm linh, giải trí, tình cảm và kinh tế.

Xã hội hiện đại thì nhu cầ̀u hỗ trợ của tâm linh về mặt tinh thần để họ có thể có thêm những niềm tin, động lực thực hiện công việc của mình. Chỗ dựa tinh thần ở mỗi con người khác nhau. Nên nhu cầu tham gia lễ hội có người vì tâm linh, có người theo tâm lý đám đông, đi để được vui chơi là chính. Vì thế thời gian sau Tết cũng là một thời điểm phù hợp các lễ hội phát triển.

Bên cạnh đó, một khía cạnh ngày càng đóng vai trò quan trọng với việc tổ chức lễ hội là phát triển kinh tế. Việc tổ chức lễ hội đã đem lại nhiều lợi nhuận cho địa phương, những người có liên quan, khiến cho việc tổ chức lễ hội có thể trở thành một cách kinh doanh ở một số địa phương. Tổ chức lễ hội như một sự kiện để phát triển du lịch đang được các địa phương khai thác để tạo nên thế mạnh, hình thành hình ảnh tích cực về địa phương. Từ đó có tác động lan tỏa sang các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội khác.

Trong hàng trăm lễ hội được tổ chức hàng năm ở Hà Nội phải nói đến lễ hội chùa Hương. Lễ hội chùa Hương thường được khai hội vào ngày 6 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm, kéo dài đến tháng 3 (âm lịch). Ngoài việc góp phần giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, gắn kết cộng đồng, còn có giá trị kinh tế, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân. Sau mỗi mùa lễ hội doanh thu lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Theo tính toán của BTC lễ hội chùa Hương năm 2016, mùa lễ hội có khoảng 1,4 triệu lượt khách đến chùa Hương. Mỗi khách chi tiêu trung bình 300.000 - 400.000 đồng thì tổng doanh thu của lễ hội mới được khoảng 550 tỷ đồng, 2018 tổng số tiền thu được 112 tỷ đồng. Tạo thu nhập cho người dân địa phương.

Để bảo tồn và phát huy lợi thế của việc tổ chức lễ hội, chúng ta nhất thiết phải hiểu rõ bản chất của lễ hội, coi việc tổ chức lễ hội nhằm phục vụ nhiều mục đích kinh tế - chính trị - xã hội khác nhau. Khi cả người tổ chức đến người tham gia đi lễ hội hiểu đúng về bản chất và vai trò của lễ hội truyền thống đối với họ và xã hội, thì hành vi ứng xử đúng với lễ hội. Tổ chức lễ hội phải cân bằng được mục đích bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội, trong đó, mục đích bảo tồn cần được đặt ở vị trí cao hơn.

Thường xuyên kiểm tra

Mùa lễ hội năm nay, hầu hết các đền, chùa, phủ trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều chuyển biến trong việc nâng cao văn minh nơi thờ tự, không gian sạch đẹp, gọn gàng, người dân đi lễ văn minh hơn, những người quản lý di tích luôn túc trực để hướng dẫn người dân hành lễ đúng quy định.

Đền Bạch Mã (quận Hoàn Kiếm), một trong Tứ trấn Thăng Long dù nằm trong khu phố cổ, diện tích bị hạn chế nhưng trong ngày đầu năm vẫn luôn tấp nập người đến lễ. Đền cũng là Di tích quốc gia đặc biệt nên công tác quản lý, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của người dân luôn được coi trọng.

Phó GĐ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết: Việc kiểm tra hàng năm nhằm kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm lợi dụng di tích lễ hội để trục lợi, lưu hành kinh doanh văn hóa phẩm trái phép, không để việc các hoạt động tín ngưỡng biến tướng thành dịch vụ mang tính trục lợi ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa truyền thống, các hoạt động có dấu hiệu mê tín dị đoan trái với thuần phong mỹ tục, vi phạm nếp sống văn minh.

Mặc dù vậy nhưng hiện nay trên địa bàn vẫn còn những nơi xuất hiện đổi tiền lẻ. Một trong nhưng nơi như Phủ Tây Hồ, nơi tôn nghiêm đền thời lớn của Hà Nội, dịch vụ này vẫn đang diễn ra.

Theo ghi nhận của PV chiều 16/2 tại Phủ Tây Hồ còn khoảng gần 30 ki-ot có hoạt dộng đổi tiền lẻ. Mức đổi 10 lấy 8 (đổi 100 nghìn sẽ được 80 nghìn tiền 20 nghìn, lấy 70 nghìn với mệnh giá 10 nghìn đồng, với 6 đối với loại tiền có mệnh giá 500 đồng). Đây là một trong những hình thức vi phạm pháp luật thường xuyên diễn ra trong các địa điểm tổ chức lễ hội.

Luật sư Lê Thanh Tùng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết: Bất kỳ hành vi đổi tiền lẻ của tổ chức, cá nhân để hưởng chênh lệch, kiếm lời sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Cụ thể, theo Điểm a Khoản 5 Điều 30 Mục 8 Chương II Nghị định 88/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm đổi tiền không đúng quy định của pháp luật. Mức phạt này áp dụng đối với cá nhân còn mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP).

Nguồn: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/le-hoi-tai-ha-noi-mot-tiem-nang-phat-trien-kinh-te-323420.html