19/01/2025 | 07:09 GMT+7, Hà Nội

Làm thế nào để không bị rạn da khi mang thai?

Cập nhật lúc: 22/08/2016, 07:32

Theo thống kê có khoảng 60-90% chị em bị rạn da khi mang bầu, thông thường vết rạn bắt đầu xuất hiện từ tháng thứ 3 của thai kỳ và nhiều nhất là từ tháng thứ 6 trở đi.

Nguyên nhân của rạn da là gì?

Thứ nhất, khi mang thai trọng lượng cơ thể tăng đột ngột, lúc này các mô liên kết dưới da bi căng giãn quá mức khiến collagen và elastin bị đứt vỡ, tạo thành các vết rạn, ban đầu là những chỉ hồng dưới da, chuyển qua tím rồi chuyển sang màu nâu lúc này những vết rạn thật sự xuất hiện.

Thứ hai, do sự thay đổi hoocmon bên trong cơ thể người mẹ khi mang thai, các vùng dễ bị rạn là vùng da chứa nhiều mỡ ngực, bụng, hông, mông và đùi,…

Theo thống kê có khoảng 60-90% chị em bị rạn da khi mang bầu, thông thường vết rạn bắt đầu xuất hiện từ tháng thứ 3 của thai kỳ và nhiều nhất là từ tháng thứ 6 trở đi.

Duy trì cân nặng hợp lý

Kiểm soát cân nặng

Tăng cân nhanh và quá nhiều trong thai kì là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng rạn da khi mang thai của phụ nữ.

Vì vậy, nếu muốn tránh tình trạng này, các mẹ nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh việc ăn quá nhiều hoặc ăn cho 2 người khiến cân nặng cơ thể thay đổi đột ngột.

Bạn nên duy trì một chế độ ăn đầy đủ các vitamin và dưỡng chất, hạn chế nạp nhiều đường bột và chất béo và tăng cường rau xanh trong thực đơn hàng ngày để có được cơ thể khỏe mạnh và làn da mịn màng nhất.

Uống nhiều nước

Lượng nước trong thể ảnh hưởng trực tiếp đến độ mềm mại, đàn hồi của da. Nếu để cơ thể thường xuyên mất nước, da sẽ khô, cấu trúc da dễ bị phá vỡ dẫn đến rạn nứt.

Đối với thai phụ thì một ngày cần 3-4 lít nước. Ngoài nước lọc, mẹ cũng có thể sử dụng nước trái cây để bổ sung dưỡng chất và tránh rạn da khi mang thai hiệu quả.

Bổ sung độ ẩm cho da

Khi mang thai, vùng da bụng bị giãn nở nhiều do việc tăng cân vì vậy ngoài chế độ ăn uống phù hợp, bạn cũng cần chú ý chăm  sóc da từ bên ngoài.

Hãy thường xuyên dưỡng ẩm cho da, bạn có thể sử dụng các loại mặt nạ tự chế từ trái cây hoặc massage bụng với dầu dừa, dầu oliu cũng có tác dụng phòng tránh rạn da rất tốt.

Bổ sung collagen và vitamin tự nhiên

Bổ sung vitamin tự nhiên

Kết cấu da sẽ đứt gẫy, nếu lượng collagen bị suy giảm. Có nhiều loại thực phẩm cung cấp collagen phong phú như đậu nành, trái cây màu đỏ như cà rốt, cà chua; còn dưa leo, cần tây giàu vitamin A nên kích thích quá trình sản xuất collagen tốt hơn, các loại cá hồi, cá ngừ chứa nhiều omega 3 là nguồn để tổng hợp collagen.

Chế độ ăn cần đảm bảo đủ protein, kẽm, vitamin E, vitamin C, vitamin A sẽ giúp da tránh bị lão hóa, xỉn màu và có độ đàn hồi hơn. Điều này giúp cho quá trình tổng hợp collagen và quá trình hydrate hóa của da được duy trì.

Vì thế, bổ sung đầy đủ vitamin là cách tốt giúp da khỏe mạnh. Nhưng bạn nên chọn cách bổ sung vitamin bằng thực phẩm hơn là dùng viên uống. Các thực phẩm giàu vitamin là khoai lang, hoa quả, các loại hạt, dầu thực vật, rau xanh.

Sử dụng kem chống rạn

Sử dụng kem chống rạn cũng là một cách chống rạn da khi mang thai khá hiệu quả và đơn giản được nhiều mẹ bầu tin dùng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý lựa chọn kem chống rạn an toàn của những hãng uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tránh những rủi ro. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại kem chống rạn an toàn và phù hợp nhất.

Sử dụng dầu dừa trị rạn da

Dầu dừa trị rạn da

Buổi tối sau khi tắm xong lấy một chút dầu dừa trong lọ thoa lên da phần bụng, hông, đùi nếu mẹ bầu nào mang thai thì nên thoa bắt đầu từ tháng thứ 4 - 5 trở đi.

Mỗi tối đều thoa đều đặn kết hợp massage nhẹ nhàng sẽ giúp chữa rạn da hiệu quả.