19/01/2025 | 06:50 GMT+7, Hà Nội

Kon Tum: Tiêu hủy đàn gà 1.000 con mắc cúm A/H5N6

Cập nhật lúc: 14/10/2019, 15:00

Ngày 12/10 vừa qua, ông Đặng Văn Nam, Chánh văn phòng UBND huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) cho biết trên địa bàn vừa phát hiện ổ dịch cúm Phát hiện 1000 con gà nhiễm cúm A/H5N6.


Trước đó, ngày 7/10, ông Nguyễn Đình Tập (trú tại thôn Hòa Bình, xã Đắk Kan) phát hiện đàn gà 1.000 con của gia đình bị ốm. Trong đó, có 150 con gà đã chết và có biểu hiện của bệnh cúm gia cầm. Ngay lập tức, ông Tập đã báo cáo cho cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, xử lý.

Nhận được tin báo, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm gửi cơ quan Thú y Vùng V để xét nghiệm thì phát hiện kết quả dương tính với virut cúm A/H5N6.

Hình minh họa

Do đó UBND xã Đăk Kan đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện tổ chức tiêu hủy toàn bộ số gia cầm nói trên của hộ gia đình ông Nguyễn Đình Tập gồm 980 con gà 45 ngày tuổi.

Trước đó, ngày 31/7 và 1/8, tại 2 hộ dân ở xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) đã xuất hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm tuýp A chủng H5N6, với tổng đàn 10.500 con.

Sau khi nhận tin báo, Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã lấy mẫu xét nghiệm, gửi Chi cục Thú y vùng VI. Kết quả cho thấy, 4 mẫu bệnh phẩm tại 2 cơ sở chăn nuôi trên đều dương tính với virus cúm A/H5N6.

Ngay sau khi có kết quả, cơ quan chức năng đã tiêu hủy 10.500 con gà tại 2 hộ trên; khoanh vùng, phun thuốc khử trùng, rắc vôi bột, điều tra dịch tễ tại ổ dịch, lấy mẫu tại 2 hộ nuôi gà xung quanh ổ dịch để xét nghiệm đánh giá sự lưu hành của virus.

Trước tình hình của dịch, Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã xuất 230.000 liều vaccine cúm H5N6 tiêm cho đàn gà của 3 địa phương có dịch và trong vùng nguy cơ cao của huyện Xuyên Mộc là xã Phước Thuận, Phước Tân và thị trấn Phước Bửu. Ngoài ra, Chi cục cũng đang tiếp tục xuất vaccine để tiêm cho 4 xã nằm trong vùng quy hoạch an toàn dịch bệnh của huyện Xuyên Mộc nhằm phòng, chống khẩn cấp dịch cúm H5N6.

Do cúm A/H5N6 là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể lây lan sang người và dẫn đến tử vong, vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương, ban, ngành liên quan triển khai giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia cầm.