18/01/2025 | 19:59 GMT+7, Hà Nội

Kinh nghiệm xử lý nhanh, an toàn khi ô tô mất phanh

Cập nhật lúc: 20/02/2017, 23:27

Có người do lạ đường, thiếu kinh nghiệm đi đường đồi núi nên để xe xuống dốc với số cao (số 4, 5) và liên tục rà phanh khiến má phanh nóng lên và dễ bị trơ hoặc nhiệt độ cao của má phanh làm lộn cupen ở xi-lanh phanh làm dầu thất thoát nhanh ra ngoài và phanh mất hiệu lực.

Thực tế, nhiều lái xe sau một thời gian làm việc có thể chủ quan, thậm chí liều lĩnh khi tắt máy, thả dốc với số 0 (số mo) để tiết kiệm nhiên liệu.

Cũng có người do lạ đường, thiếu kinh nghiệm đi đường đồi núi nên để xe xuống dốc với số cao (số 4, 5) và liên tục rà phanh khiến má phanh nóng lên và dễ bị trơ hoặc nhiệt độ cao của má phanh làm lộn cupen ở xi-lanh phanh làm dầu thất thoát nhanh ra ngoài và phanh mất hiệu lực.

 

Giữ bình tĩnh

Lời khuyên này thường bị coi là nhàm chán theo kiểu "biết rồi khổ lắm nói mãi", cho tới khi chúng ta rơi vào nguy hiểm. Không bình tĩnh thì không thể thực hiện những bước tiếp theo. Chỉ cần người lái giữ sự chủ động thì cơ hội cho người xung quanh đã cao hơn rất nhiều.

Bình tĩnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, tố chất của người lái. Một anh chàng mới lái, chưa va chạm nhiều dĩ nhiên dễ mất bình tĩnh hơn tài già. Nhưng một tài già chủ quan sẽ dễ mất bình tình hơn người luôn chủ động. Vì vậy, hãy tập trung để không rơi vào tình thế ứng biến mà phần bị động lại ở phía bạn.

Bỏ qua nguyên nhân gây mất phanh, việc tài xế trong vụ tai nạn tại Khánh Hòa ngày 7/6 thông báo cho hành khách, yêu cầu mọi người bình tĩnh để anh xử lý là bằng chứng cho sự quan trọng của người cầm lái. Nếu lúc đó anh cũng hoảng loạn, truyền nỗi sợ xuống hàng chục người phía sau thì tai nạn có thể thảm khốc hơn.

Khi mất phanh, hãy về số thấp

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực ôtô, hiện tượng mất phanh không chỉ xảy ra với những chiếc xe đời cũ. Xe đời mới cũng có thể gặp trường hợp bị mất phanh. Gặp tình huống bất ngờ này, lái xe thường bị động, luống cuống, tạo hậu quả nặng nề.

Hiện tượng mất phanh xảy ra nhiều nhất với những xe chạy đường dài, đường đồi núi, địa hình hiểm trở. Bở, khi đi ở các cung đường này lái xe thường sử dụng phanh quá nhiều, trong khi hệ thống phanh của hầu hết các xe đều được dẫn động bằng dầu và trợ lực bằng khí chân không, nên khi sử dụng nhiều dễ sinh nhiệt làm trơ má phanh, phanh không ăn, làm lộn cupen ở xilanh phanh và mỗi lần đạp phanh làm dầu phanh thất thoát ra ngoài, dẫn đến mất phanh.

 

Khi mất phanh, hãy bình tĩnh kéo phanh tay, tiếp đến là cố gắng gạt cần số trở về vị trí số 1 để xe giảm tốc xuống mức chậm nhất. Lưu ý, không gạt về số 0 (N) quá lâu, bởi khi xe đang xuống dốc mà bạn đạp côn để về số 0 thì xe sẽ lao đi nhanh hơn và rất khó để vào lại được số do tốc độ của máy và tốc độ vòng quay của bánh xe không còn đồng tốc.

Chẳng hạn, xe của bạn đang đổ đèo ở vị trí số 3 và đột ngột mất phanh, để dồn về số 1 bạn đạp côn, về số 0; nhả chân côn và vù mạnh chân ga để tốc độ vòng tua máy đồng tốc với tốc độ vòng quay bánh xe; tiếp đến là đạp chân côn, dồn về số 2. Lúc này, xe sẽ khựng lại và giật đột ngột, bạn hãy gạt cần số về số 1, tốc độ xe đã rất chậm, bạn có thể dừng hẳn xe bằng cách nhả cần phanh tay đã kéo rồi nhanh chóng kéo mạnh để dừng hẳn xe.

Cảm nhận chân phanh

Hãy tiếp tục đạp phanh và cảm nhận nguyên nhân. Nếu phanh mềm và đạp sát tận sàn, có thể mất dầu do hỏng đường ống. Thử đạp lại nhiều lần để có cơ may hồi phục áp suất. Nhưng nếu chân phanh cứng đanh thì hệ thống phanh đang bị tắc đường dẫn thủy lực, hoặc phanh bị bó cứng. Nhưng đôi khi cũng có thể do vật nào đó chặn ở dưới.

Tiếp theo, người lái thử đạp lại nhiều lần thì sẽ có cơ may hồi phục áp suất phanh. Tuy nhiên, nếu chân phanh cứng đanh, điều này chứng tỏ hệ thống phanh đang bị tắc đường dẫn thủy lực, hoặc phanh bị bó cứng thì người lái vẫn nên tiếp tục đạp phanh thật nhiều để có thể kích hoạt hệ thống chống bó cứng phanh ABS (nếu xe có trang bị) đồng thời về số thấp. Tuy vậy, cũng nên chú ý trả số một cách cẩn trọng từ 1 đến 2 cấp mỗi lần và nên theo tuần tự.

 

Lưu ý, việc tắt động cơ là điều tuyệt đối không nên làm, bởi khi đó hệ thống lái mất dần trợ lực nên rất nặng và khó điều khiển. Bên cạnh đó, việc động cơ ngừng đột ngột khi xe đang đi ở tốc độ cao sẽ dẫn tới hiện tượng mất lái.

Ngoài việc cố gắng đạp phanh chân, người lái nên tìm cách giật phanh tay nhưng lưu ý kéo nhẹ nhàng, từ từ và đủ lực bởi nếu kéo quá mạnh, quá nhanh có thể làm khóa bánh, gây hiện tượng trượt, mất lái. Mỗi khi thấy xe có hiện tượng mất lái, cần nhả phanh tay ngay để tránh nguy cơ mất lái hoặc lật xe.

Giữ tầm quan sát

Hoảng loạn không những làm mất cơ hội của bạn mà còn gây nguy hiểm cho người khác. Hãy quan sát giao thông, tránh người đi bộ, xe máy và những nơi đông người.

Báo hiệu cho xe khác

Bật đèn cảnh báo, nháy pha hoặc dùng còi gây sự chú ý để người khác biết mối nguy hiểm. Mở cửa sổ để tăng tính cản gió và dễ gọi người trợ giúp.

Tài xế cũng có thể đánh võng từ trái sang phải và ngược lại để tăng lực cản, giảm tốc độ nhưng không nên làm điều này ở tốc độ cao bởi có thể lật xe. Trong trường hợp bất đắc dĩ, tài xế sẽ phải tìm chướng ngại vật mềm như bụi cây, vũng lầy để có thể dừng xe.