22/11/2024 | 16:20 GMT+7, Hà Nội

Kiên quyết loại bỏ dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng giả

Cập nhật lúc: 28/06/2015, 03:29

Đó là ý kiến chỉ đạo của PGS.TS. Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế trong cuộc Tọa đàm về công tác chống hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm nay, lực lượng chức năng đã phát hiện 8.800 vụ vi phạm về chống buôn lậu, hàng giả hàng nhái, gian lận thương mại. Tuy nhiên, trong số này mới chỉ có 25 vụ được khởi tố. Hàng giả đã và đang xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực, ngành hàng, tập trung vào các mặt hàng chủ yếu như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, sữa, phân bón, đồ chơi trẻ em…

Ông Vương Chí Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội chia sẻ, thực tế qua kiểm tra 10 đơn vị có 50% vi phạm ở các mức độ khác nhau, có những đơn vị chỉ lấy 5 sản phẩm thì có đến 3 sản phẩm không đạt chất lượng. Trong khi đó sản phẩm này đã được cung ứng đến 28 tỉnh, thành phố.

Trong năm 2014 và 5 tháng đầu năm 2015 các lực lượng chức năng thuộc BCĐ 389 cả nước đã thanh, kiểm tra phát hiện xử lý 2.113 vụ việc vi phạm; trong đó vi phạm sở hữu trí tuệ 287 vụ, hàng giả 877 vụ, hàng kém chất lượng 949 vụ; thu nộp ngan sách nhà nước khoảng 236,559 tỷ đồng; khởi tố 75 vụ án hình sự với 109 đối tượng.

      Đáng quan tâmDự báo thời tiết ngày 28/6/2015: Nắng nóng kéo dài trên diện rộng

Phát biểu tại buổi tọa đàm PGS.TS. Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng ban chỉ đạo 389 Bộ Y tế nhấn mạnh: Trước tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng nói chung và trong lĩnh vực y tế nói riêng có chiều hướng phức tạp, đã và đang tác động, ảnh hưởng xấu tới môi trường sản xuất kinh doanh và vi phạm quyền, lợi ích của người tiêu dùng; đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.

PGS.TS Phạm Lê Tuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại buổi tọa đàm.

PGS.TS Phạm Lê Tuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại buổi tọa đàm.

Bộ Y tế kiên quyết đấu tranh các hành vi vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, theo Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ.

Để triển khai các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương chủ động phối hợp với Chi Cục Hải quan, Chi Cục Quản lý thị trường và các Sở/Ban/ngành liên quan tập trung nguồn lực triển khai công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược phẩm, nguyên liệu.

Đây là các mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ lớn trên thị trường, có nguy cơ cao trong buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, một số mặt hàng đã được Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính, Bộ Công an cảnh báo.

Tọa đàm chung thảo luận sâu về các khó khăn, vướng mắc, kinh nghiệm và giải pháp trong triển khai công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng trong thời gian vừa qua trong lĩnh vực y tế nói chung; đặc biệt đối với mặt hàng thực phẩm chức năng và mỹ phẩm nhằm đề xuất các giải pháp để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 41 của Chính phủ trong thời gian tới.

Sự phối hợp chẽ của Bộ Y tế, Văn phòng Thường trực 389 Quốc gia, triển khai phá đường dây buôn lậu thực phẩm chức năng và mỹ phẩm giả, không đảm bảo chất lượng có quy mô lớn, địa bàn hoạt động rộng liên quan đến nhiều tỉnh tại Tp. Hồ Chí Minh. Văn phòng Thường trực 389 Quốc gia, cơ quan Công an, Tổng Cục Hải quan, Cục Quản lý thị trường và các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và các địa phương đã cùng Bộ Y tế kiên quyết đấu tranh mọi hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng trong lĩnh vực y tế.

Bên cạnh công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa liên quan đến lĩnh vực y tế và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hai bên trao đổi thông tin, tài liệu liên quan đến hàng lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực y tế, trong đó tập trung vào lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, vắc xin, sinh phẩm chẩn đoán, hóa chất trong y tế và trang thiết bị y tế./.

Xử phạt hơn 1,4 tỉ đồng

Ông Nguyễn Hùng Long, Cục phó Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết số sản phẩm TPCN được cấp giấy xác nhận công bố từ năm 2014 đến cuối tháng 5-2015 là trên 10.000 sản phẩm. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, cục này mới chỉ thu hồi năm giấy xác nhận công bố sản phẩm và sáu giấy xác nhận nội dung quảng cáo do các vi phạm của DN. Trong sáu tháng đầu năm, Cục cũng đã xử phạt hơn 1,4 tỉ đồng đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo TPCN.

Chúng tôi sẽ rà soát lại các văn bản, quy phạm pháp luật để siết chặt hơn nữa khâu quản lý, cấp phép. Xác định khâu tiền kiểm và hậu kiểm là rất quan trọng, nếu một mình Bộ Y tế thì hiệu quả sẽ không cao nên cần phải có sự vào cuộc của nhiều cơ quan khác.

Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn