25/11/2024 | 11:03 GMT+7, Hà Nội

Khởi nghiệp phải trung thực với chính mình

Cập nhật lúc: 03/11/2019, 11:30

Nếu không trung thực với chính mình, thì bi kịch khởi nghiệp trước sau sẽ đến. Cuối cùng, là tự hủy hoại cuộc đời của mỗi người Doanh nhân.

Khởi nghiệp không nhất thiết phải có một ý tưởng táo bạo hay số vốn khủng, nhiều sinh viên vẫn có thể hiện thực giấc mơ khởi nghiệp. Một số người thành công, số khác thất bại nhưng tất cả đều cho rằng, startup – không trung thực thì sẽ sớm bi kịch.

Trung thực với bản thân mình, thành thật nhìn nhận những nhược điểm và sai lầm là một trong những phẩm chất cần có của mỗi người để tồn tại trong cuộc sống. Với người làm kinh doanh cũng vậy, khi thành thật và trung thực thì bạn đã tiến xa hơn đối thủ một bước để có một lượng khách hàng ổn định.

Ảnh minh họa

Việc khởi nghiệp bây giờ rất cạnh tranh, nhất là thị trường kinh doanh online. Bởi thời buổi hiện giờ, mạng xã hội như một công cụ vừa để giao tiếp vừa để làm việc và cũng để kiếm tiền thêm.

Theo chia sẻ của một Doanh nhân, bi kịch của Doanh nhân là phải “trông có vẻ tốt” thì mới được. Chúng ta có một niềm tin như thế. Thị trường, truyền thông…bắt buộc họ phải thế. Đôi khi một doanh nhân nào đó đêm ngủ mơ toàn ác mộng bởi vì truyền thông, bị dìu dắt bởi marketing đã tạo ra một “hình mẫu doanh nhân” mà chính doanh nhân đó cũng cảm thấy nó xa lạ hoàn toàn với bản thân họ.

Hình mẫu cũng tốt, trong phần lớn các trường hợp nó sẽ tạo ra hiệu quả, sẽ giúp “gặt hái” được cái mà chúng ta gọi là “thành công”. Nhưng nếu chúng ta hoàn toàn thật lòng, thì nếu để cái sự “thành công” đó đeo bám mãi, thì cuộc đời sẽ chỉ là một cơn ác mộng triền miên không dứt, là những bi kịch khởi nghiệp dài mãi.

Theo vị Doanh nhân, khởi nghiệp, làm kinh doanh đừng để mình rơi vào cái bẫy của bận rộn và stress, đặc biệt đừng cố sống theo kiểu mẫu, bởi vì với trải nghiệm rất thực của mình.

Một người lãnh đạo, một người quản lý xét về lâu dài thì lại càng cần phải sống trung thực với chính bản thân mình để tránh phải những bi kịch khởi nghiệp không đáng có. Hình mẫu nào rồi cũng có thể sụp đổ, cái lõi của mỗi cá nhân thì mãi còn đó!

Trung thực, trong ngoài hòa hợp và ngược lại mới có thể mong tránh khỏi những bi kịch khởi nghiệp. Hãy quan sát thật kĩ những doanh nhân mà bạn đang thần tượng, quan sát với chiều sâu xem thử họ đang bị giật dây con rối khi cố sống theo hình mẫu hay là sống theo cái thực chất của họ. Họ phát biểu theo sách vở hay nói ra lời tận đáy lòng họ.

Cũng nên quan sát thật kĩ, thật sâu sắc chứ đừng vội nhìn vào cái hào nhoáng, cái “có vẻ tốt” bên ngoài. Để tạo dựng được những tiêu chuẩn tốt thực sự cho doanh nghiệp, một lãnh đạo phải như kiểu Steve Jobs, cực đoan cùng cực nhưng thực ra đó mới chính là đạo đức.

Thế giới dần phẳng, chúng ta không thể nào đem cái “có vẻ tốt” để đọ với cái “thực sự tốt” được đâu! Mà muốn làm ra cái “thực sự tốt” thì phải cực kì tỉnh táo, cực kì trung thực mới có thể bắt đầu xuất phát và tránh khỏi bi kịch khởi nghiệp để biến điều đó thành hiện thực.

Chỉ có trung thực với bản thân mình, ta mới thoát khỏi những sợ hãi nhỏ nhặt của hiện tại để quyết liệt xây dựng tương lai theo tầm nhìn của mình.

Bi kịch khởi nghiệp theo chính là không nhìn ra điều cốt lõi cần phải làm, và làm lâu dài. Thiếu tâm thành thì mọi chuyện tiếp diễn sau đó thật kinh khủng. Cố vẽ một vẻ ngoài tốt như thánh để kiếm chác là chuyện người ta vẫn đang làm.

Nếu không trung thực với chính mình, thì bi kịch khởi nghiệp trước sau sẽ đến. Cuối cùng, là tự hủy hoại cuộc đời của mỗi người Doanh nhân.