19/01/2025 | 02:19 GMT+7, Hà Nội

Kết hợp món ăn này với nhau có thể biến thành chất độc bảng A gây ung thư

Cập nhật lúc: 03/01/2019, 02:04

Khi ăn các động vật có vỏ như tôm nước ngọt thì không nên kết hợp món ăn với ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh... vì chúng có thể biến thành chất độc bảng A. Ăn uống các chất có vitamin C thì không được ăn các loại động vật có vỏ sống trong nước... Nhưng không nhiều người biết điều này.

Các loại động vật có vỏ sống trong nước chứa vitamin C:

Có những món ăn kị nhau, bởi khi kết hợp món ăn này với nhau có thể biến thành chất độc, thậm chí độc bảng A:

Các loại động vật có vỏ như tôm nước ngọt có nhiều hợp chất asen hóa trị 5 sau khi kết hợp món ăn như uống vitamin C hay ăn những thức ăn có chứa vitamin C như ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh... sẽ có thể làm cho asen hóa trị 5 biến thành asen hóa trị 3, tức là chất thạch tín - độc bảng A, có thể gây chết người.

Vì vậy theo bác sỹ Hoàng Xuân Đại, đã uống vitamin C và ăn các thứ có vitamin C thì không được ăn các loại động vật có vỏ sống trong nước.

Không nấu gan động vật với cà rốt, rau cần:

Trong gan động vật có hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu.

Ngoài ra cà rốt, rau cần chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic còn làm ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể.

 

Không nấu gan động vật với cà rốt, rau cần. Ảnh minh họa.

Không nấu gan động vật với cà rốt, rau cần. Ảnh minh họa.

Không nên xào nấu gan lợn với giá đỗ:

Theo các nhà khoa học, 100g gan lợn có 2,5 mg đồng và trong giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ta xào lẫn gan lợn, hoặc ăn gan lợn với giá đỗ cùng một lúc, hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá.

Kết quả giá đỗ trở thành chất bã sẽ không còn chất bổ.

Không nên nấu phô mai với cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền. Ảnh minh họa.

Không nên nấu phô mai với cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền. Ảnh minh họa.

Không nên nấu phô mai với cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền:

Phô mai không nên nấu chung với thực phẩm như cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền.

Bởi phô mai đã giàu đạm và năng lượng. Nếu nấu chung với cua, lươn sẽ dư thừa đạm, năng lượng, trẻ em và người già sẽ khó tiêu hóa hơn.

Không nên nấu thịt bò với tôm hoặc ăn chung:

Trong thịt bò chứa sắt, tôm chứa canxi, sắt và canxi không thể chuyển hóa cùng một lúc nên ăn chung sẽ không có tác dụng.

Không nên kết hợp óc lợn và trứng gà:

Nhiều mẹ có thói quen mua óc lợn về rồi đập trứng gà vào rán lên, hoặc hấp cho bé ăn. Món ăn này rất thơm ngậy nên bé nào cũng thích.

Nhưng óc lợn - trứng gà không tốt cho trẻ. Người lớn dùng trứng chung với óc lợn còn làm tăng cholesterol trong máu.

Không nên kết hợp thịt chó, thịt dê với nước trà:

Thịt chó tính cam ôn nhiệt, có nhiều protein.

Thịt dê đại nhiệt.

Nước trà có tính chát.

Ăn thịt chó kết hợp với nước trà sẽ có hại cho sức khỏe vì khiến cho ruột chậm nhu động, dẫn tới táo bón, phân khô, rất có hại, thậm chí còn gây ung thư.

Nếu ăn cả thịt chó, thêm chút thịt dê và uống nước trà thì thịt chó có tính cam ôn, thịt dê đại nhiệt, hai loại thịt gặp nhau sẽ thành tích nhiệt, sinh tả lỵ.

Thịt dê kỵ dấm:

Dấm chứa nhiều acid Acetic.

Thịt dê chứa nhiều hoạt chất sinh học và đạm.

Hai thứ này kết hợp thì acid Acetic sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng của thịt dê.

Cá chép kỵ thịt cầy:

Cá chép chứa nhiều hoạt chất sinh học.

Thịt cầy có nhiều thành phần dinh dưỡng phong phú.

Hai thứ này ăn chung sẽ xảy ra phản ứng hóa học phức tạp, sản sinh ra chất có hại cho cơ thể.

Đào lông kỵ thịt ba ba:

Thịt ba ba chứa nhiều đạm.

Quả đào lông chứa nhiều acid Malic.

Hai món này nấu chung thì acid Malic sẽ làm cho đạm bị biến chất, làm giảm giá trị dinh dưỡng, cho nên, thịt ba ba không thích hợp ăn chung với đào.

Tiêu muối kỵ chè – cháo:

Lương thực ngũ cốc đều chứa nhiều vitamin nhóm B, chất khoáng và xơ. Các chất dinh dưỡng này rất dễ phân giải trong môi trường kiềm, tạo ra lãng phí dinh dưỡng.

Có đồn đại là khi nấu chè, cháo người ta hay bỏ vào tiêu muối cho mau nhừ (nhưng chắc là muối diêm chứ không phải muối và tiêu). Khi dùng ngũ cốc nấu cháo thì không nên bỏ tiêu muối.

Thịt ba ba kỵ trứng gà:

Thịt ba ba chứa nhiều hoạt chất sinh học.

Trứng gà là đạm chất lượng cao.

Hai thứ ăn chung sẽ dẫn đến chất đạm biến chất; làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Đặc biệt là các thai phụ và sản phụ không nên ăn hai món này.

Thịt bò kỵ hạt dẻ:

Thịt bò chứa nhiều đạm.

Hạt dẻ chứa nhiều vitamin C.

Hai món này kết hợp sẽ làm cho đạm bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Nhân sâm rất kị hải sản. Ảnh minh họa.

Nhân sâm rất kị hải sản. Ảnh minh họa.

Nhân sâm và hải sản kỵ nhau:

Khi uống nhân sâm nên kiêng ăn tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh...) và hải sản.

Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí.

Nhân sâm đại bổ khí.

Hai thứ ăn chung sẽ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng.

Mặt khác, dù là sắc hay hấp cách thủy, cũng không được dùng đồ kim loại để nấu. hấp nhân sâm.

Sau khi dùng loại dược liệu nhân sâm này cũng không được uống trà, vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.

Hoa quả nhiều axit tanic với hải sản kỵ nhau:

Các loại quả có tính axit tanic như ổi, hồng, nho nếu ăn cùng hải sản sẽ khó tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn.

Ngoài ra những món sau kết hợp cũng không tốt cho cơ thể như:

* Muối tiêu và khoai môn (nếu ăn cùng dễ làm ruột đau thắt).

* Chuối hột thì kỵ mật mía, đường (ăn cùng lúc bị chướng bụng).

* Dưa hấu và thịt dê (ăn cùng dễ trúng độc).

* Thịt chó không nên ăn với tỏi (vì sẽ gây khó tiêu).

Bác sĩ Hoàng Xuân Đại