19/01/2025 | 10:14 GMT+7, Hà Nội

Hơn 53.000 ca mắc tay chân miệng, Bộ Y tế ra công điện khẩn

Cập nhật lúc: 03/10/2018, 02:01

Bộ Y tế vừa có Công văn 1030 khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch tay chân miệng.

Theo thống kê, từ đầu năm tới nay, cả nước ghi nhận 53.529 trường hợp mắc tay chân miệng trên cả 63 tỉnh thành. Trong đó, có 25.845 trường hợp nhập viện và đã có 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh thành ở khu vực phía Nam.

Mặc dù con số này vẫn thấp hơn 2017, với số ca mắc trên cả nước giảm 25,3%, số trường hợp nhập viện giảm 20,1%. Tuy nhiên một số tỉnh, thành như: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Tây Ninh, Long An, TP Hà Nội... lại ghi nhận số mắc tích luỹ cao và tăng nhanh trong các tuần gần đây.

Theo dự báo, tình trạng gia tăng ca mắc tay chân miệng sẽ con tăng do bệnh có tính chất lây truyền, thời điểm bùng phát lại vào thời điểm học sinh bắt đầu tới trường, đặc biệt bệnh chưa có vắc-xin phòng ngừa.

dich-tay-chan-mieng-o-tre

Bộ Y tế vừa có Công văn khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch tay chân miệng.

Để không bùng phát dịch lan rộng, Bộ Y tế yêu cầu các Sở Y tế tỉnh, thành phố cần tham mưu cho UBND các tỉnh, thành để có sự phối hợp chắt chẽ với ngành y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, phòng chống hiệu quả, đặc biệt tại nơi có nguy cơ bùng phát dịch, có số ca mắc cao...

Tăng cường truyền thông về giáo dục sức khoẻ, nâng cao sức khoẻ nhân dân, thực hiện nguyên tắc 3 sạch: Ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay sạch và đồ chơi sạch. Thực hiện chiển dịch rửa tay bằng xà phòng, thực hiện an toàn thực phẩm, vệ sinh ăn uống, cùng với đó, tuyên truyền biện pháp phòng chống dịch tay chân miệng bằng các biện pháp như họp tổ dân phố, tập huấn, phát tờ rơi, loa đài, qua báo chí...

Phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạođể tổ chức các hoạt động truyền thông sâu rộng về phòng chống tay chân miệng tại các trường học, đặc biệt các nhà trẻ, trường mẫu giáo...

Ngoài ra, ngành y tế các tỉnh, thành phố phải giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm ổ dịch, hạn chế thấp nhất các trường hợp bệnh nhân nặng gây tử vòn, tránh lây nhiễm chéo ở các bệnh viện, cơ sở điều trị. Chủ động kinh phí để đảm bảo nhu cầu về thuốc, vật tư, hoá chất, các trang thiết bị phòng chống bệnh.

Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố lập đoàn kiểm tra hỗ trợ các địa phương, giải quyết các vướng mắc trong quá trình phòng chống dịch tay chân miệng. Thực hiện báo cáo, khai báo dịch, bệnh truyền nhiễm về Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) theo quy định.

Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng

Các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng bao gồm: sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…).

Dấu hiệu sớm cảnh báo diễn biến nặng

- Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

- Sốt cao không hạ: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng một loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn đó là các chế phẩm có Ibuprofen.

- Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng nêu trên, cần đưa trẻ đi khám để được xử trí kịp thời.