19/01/2025 | 06:15 GMT+7, Hà Nội

Hình ảnh tan hoang từ ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi ở Hải Dương

Cập nhật lúc: 08/03/2019, 11:00

Theo cơ quan chức năng, đến ngày 6/3, tại tỉnh Hải Dương xuất hiện 3 ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi ở 2 huyện Kinh Môn và Tứ Kỳ

 Cơ quan chức năng tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm từ số lợn của gia đình ông Chinh làm xét nghiệm đã cho kết quả dương tính với virus dịch tả lợn châu Phi.

Như Báo Gia đình & Xã hội đã đưa tin, gần 1 tuần qua tại tỉnh Hải Dương xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi khiến người dân nơi đây lo lắng, đặc biệt là những hộ chăn nuôi lợn.

Cụ thể, vào ngày 1/3, bệnh dịch này được phát hiện tại gia trại của ông Hoàng Văn Chinh, xóm Mới, thôn An Thủy (xã Hiến Thành, huyện Kinh Môn). Tiếp đó, ngày 3/3, dịch tả trên xuất hiện tại thôn Nghĩa Dũng, xã Đại Đồng (huyện Tứ Kỳ).

 
 Con đường dẫn vào khu chuyển đổi của gia đình ông Trinh (thôn Nghĩa Dũng, xã Đại Đồng, huyện Tứ Kỳ) phù đầy vôi bột khử trùng

Con đường dẫn vào khu chuyển đổi của gia đình ông Trinh (thôn Nghĩa Dũng, xã Đại Đồng, huyện Tứ Kỳ) phù đầy vôi bột khử trùng

Sau khi nhận được tin báo của các hộ gia đình, lực lượng chức năng huyện Kinh Môn, huyện Tứ Kỳ và Chi cục Thú y cùng cơ quan chuyên môn tỉnh Hải Dương có mặt tại nơi phát hiện sự việc, lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm và kết quả cho thấy, các mẫu bệnh phẩm này dương tính với vius bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Ngay sau đó, Chủ tịch UBND huyện Kinh Môn và Tứ Kỳ công bố dịch, tuyên truyền, phun thuốc tiêu độc khử trùng tại gia trại lợn của những hộ chăn nuôi này và thực hiện các biện pháp phòng chống.

 Quyết định công bố dịch tả lợn châu Phi của Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ

Quyết định công bố dịch tả lợn châu Phi của Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ

Theo ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, tại huyện Tứ Kỳ, sau khi chính quyền công bố bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại gia trại của ông Vũ Văn Trinh (thôn Nghĩa Dũng, xã Đại Đồng), cơ quan chức năng cùng lúc đã thực hiện nhiều biện pháp chống dịch.

Ông Nguyễn Ngọc Sẫm – Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ - thông tin, khi nhận được tin báo của gia đình ông Trinh, huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với xã Đại Đồng, Chi cục Thú y tỉnh Hải Dương khẩn trương kiểm tra và tiến hành các biện pháp xử lý ban đầu đối với ổ dịch bệnh; đồng thời, khoanh vùng, xử lý tiêu độc khử trùng toàn bộ chuồng trại chăn nuôi và lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm tại Chi cục Thú y vùng 2.

 47 con lợn của nhà ông Trinh bị tiêu hủy do mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi

47 con lợn của nhà ông Trinh bị tiêu hủy do mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi

 
 Lập chốt kiểm soát tạm thời, phun tiêu độc khử trùng các phương tiện sau khi vào khu vực có dịch bệnh tả lợn châu Phi

Lập chốt kiểm soát tạm thời, phun tiêu độc khử trùng các phương tiện sau khi vào khu vực có dịch bệnh tả lợn châu Phi

Đến 18h30 cùng ngày, 4/4 mẫu bệnh phẩm xét nghiệm đều cho kết quả dương tính với virus dịch tả lợn châu Phi. Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm, cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy 47 con lợn của gia đình ông Trinh với tổng trọng lượng gần 2,3 tấn; đồng thời huyện Tứ Kỳ công bố dịch và thực hiện các biện pháp kỹ thuật, quy định phòng chống dịch.

 Theo những người bán thực phẩm ở xã Đại Đồng, người dân trong địa phương vẫn ăn thịt lợn bình thường nhưng số lượng có giảm không đáng kể

Theo những người bán thực phẩm ở xã Đại Đồng, người dân trong địa phương vẫn ăn thịt lợn bình thường nhưng số lượng có giảm không đáng kể

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Nguyễn Đình Tính - Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Tứ Kỳ - cho biết: “Bệnh dịch tả lợn châu Phi có cơ chế lây nhanh nhưng không lây nhiễm sang người. Cho nên, trong quá trình người dân sử dụng các thực phẩm từ lợn nên mua những nguồn thực phẩm này ngoài vùng xảy ra dịch và được kiểm chứng, có nguồn gốc rõ ràng”.

Ông Trinh kể, trước khi ổ dịch được xác định tại gia đình thì lợn nhà ông đã có biểu hiện bất thường như: bỏ ăn, phân chuyển màu... và đã có 4 con chết rải rác. Đến khoảng 7h sáng ngày 3/3, khi ông ngủ dậy đi xuống khu vực chuồng cho lợn ăn thì phát hiện 19 con trong chuồng nằm chết la liệt. Thấy vậy, ông Trinh báo với chính quyền xã.

 
 Những ô chuồng trống trơn sau khi ổ dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ gia trại của nhà ông Trinh

Những ô chuồng trống trơn sau khi ổ dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ gia trại của nhà ông Trinh

Cũng theo hộ chăn nuôi này, cách đây khoảng 10 năm, gia đình đã nuôi lợn ở nhà trong thôn với khoảng 20 con. Do muốn mở rộng quy mô cho nên năm 2015, ông Trinh chuyển ra khu chuyển đổi và lập gia trại với 13 ô chuồng. Tính đến thời điểm xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi, nhà ông mới nuôi sang năm thứ 4 và từ trước đến nay toàn bộ số lợn nuôi của gia đình chưa xảy ra dịch bệnh.

 Với số tiền hỗ trợ do dịch bệnh từ số lợn bị tiêu hủy, gia đình ông Trinh chỉ đủ tiền mua thức ăn gia súc và thuốc cho đàn lợn

Với số tiền hỗ trợ do dịch bệnh từ số lợn bị tiêu hủy, gia đình ông Trinh chỉ đủ tiền mua thức ăn gia súc và thuốc cho đàn lợn

Dẫn chúng tôi đi thăm khu gia trại chăn nuôi của gia đình là cảnh tan hoang của những ô chuồng bỏ không và nồng nặc mùi khử trùng cùng những lớp vôi bột dày đặc được rắc kín. Cho đến lúc này, bản thân ông Trinh cũng không thể ngờ rằng, chỉ sau 1 đêm, toàn bộ cơ nghiệp của gia đình có nguy cơ mất trắng vì bệnh dịch tả lợn châu Phi .

“2 năm trước, gia đình tôi lỗ gần 1 tỉ đồng từ khu chăn nuôi này, đến năm 2018 thì lãi được 300 triệu sau khi trừ chi phí. Còn với khoản được Nhà nước hỗ trợ từ số lợn tiêu hủy vì bệnh dịch thì may ra chỉ đủ tiền mua thuốc men, thức ăn cho số lợn.

Lúc này, tôi mong rằng dịch bệnh sớm chấm dứt để gia đình tiếp tục có thể tái đàn chăn nuôi sớm ổn định cũng như vực dậy gia trại và có tiền cho các con ăn học”, ông Trinh cho biết.

 
 Ông Trinh mong rằng, sau khi hết dịch, giai đình tiếp tục tái đàn lợn để chăn nuôi

Ông Trinh mong rằng, sau khi hết dịch, gia đình tiếp tục tái đàn lợn để chăn nuôi

Cũng trong sáng qua (6/3), sau khi lấy các mẫu bệnh phẩm trên đàn lợn của gia đình ông Vũ Văn Dũng, trú tại thôn Tư Đa, xã Minh Hòa (huyện Kinh Môn) để xét nghiệm, Chi cục Thú y tỉnh Hải Dơng xác định các mẫu xét nghiệm này cho kết quả dương tính với virus bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Như vậy, cho đến thời điểm này, tại tỉnh Hải Dương có 3 điểm xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi, trong đó tập trung tại huyện Kinh Môn (xã Hiến Thành, xã Minh Hòa) và huyện Tứ Kỳ (xã Đại Đồng).