19/01/2025 | 14:03 GMT+7, Hà Nội

Hệ tiêu hóa - “Bộ não thứ hai” thường bị lãng quên

Cập nhật lúc: 22/12/2021, 16:00

Hệ tiêu hóa cung cấp dinh dưỡng nuôi toàn bộ cơ thể, có mối quan hệ mật thiết với não bộ nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức, theo bác sĩ Nguyễn Thị Lâm.

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, đường tiêu hóa có liên kết chặt chẽ với não bộ, nên các nhà khoa học dùng cụm từ "trục não - ruột" khi đề cập đến mối quan hệ của hai cơ quan này. Não bộ tác động lên các hoạt động, chức năng của ruột.

Bên cạnh đó, hệ vi sinh đường ruột cũng có ảnh hưởng đến vùng cảm xúc và hành vi. Bị stress thường xuyên có thể gây nên rối loạn tiêu hóa. Mỗi khi phấn khích và lo lắng, ta thường cảm thấy nôn nao hoặc bồn chồn. Đói quá hay no quá đều có thể ảnh hưởng tới tâm trạng hay khả năng làm việc. Sức khỏe của não bộ cũng như tâm lý đều có thể ảnh hưởng đến khả năng phòng chống bệnh. Vì thế muốn cơ thể khỏe mạnh, không thể không chăm sóc tốt cho hệ tiêu hóa.

Tiêu hóa khỏe chính là “nền tảng” cho cơ thể khỏe mạnh. Nguồn: Shutterstock

Lý do hệ tiêu hóa được coi là "bộ não thứ hai"

"Đối với cơ thể chúng ta, bên trong dạ dày hoặc ruột thực sự là thế giới sôi động, đầy ắp những sự kiện tiềm tàng thú vị", giáo sư Michael Gershon (Đại học Columbia, Mỹ) từng viết trong công trình có tên "The Second Brain" (tạm dịch: Bộ não thứ hai). Các nghiên cứu khoa học cho biết, hệ thần kinh tiêu hóa hoạt động tương tự như cách bộ não trong đầu hoạt động và có thể điều khiển cơ ruột độc lập với não, cho phép cơ thể cảm nhận các chất chứa bên trong ruột, kiểm soát hành vi đường ruột mà không cần "lệnh" từ hệ thống thần kinh trung ương. 

Không phải là nơi tập trung suy nghĩ hay có có ý thức nào, bộ não thứ 2 này cũng góp phần quyết định trạng thái tinh thần, ví dụ khi đói chúng ta có cảm giác bồn chồn. Hệ tiêu hóa cũng đóng vai trò chính yếu trong một số bệnh trên toàn cơ thể bởi nó là nơi tập trung khoảng 70% hệ miễn dịch biểu mô.

Nếu não bộ quyết định mọi hoạt động của cơ thể thì hệ tiêu hóa lại quyết định các hoạt động nuôi sống cơ thể, duy trì sức khỏe và đảm bảo quá trình lưu truyền thông tin đến não bộ, bởi hệ tiêu hóa có chức năng tiếp nhận thực phẩm, nghiền nhỏ và chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng đi nuôi các bộ phận trong cơ thể. “Khi cơ thể được cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng, não bộ cũng ‘cảm thấy hài lòng’ để chúng ta có tâm trạng thoải mái khi làm một việc gì đó”, bác sĩ Lâm cho biết.

Cách chăm sóc để hệ tiêu hóa khỏe mạnh 

Mặc dù bộ não thứ hai có vai trò quan trọng với cơ thể nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Thực tế, hệ tiêu hóa rất dễ bị tổn thương. Nhiều thói quen xấu hàng ngày có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa: ăn uống thất thường, ăn khuya, ăn thực phẩm đường phố không đảm bảo an toàn vệ sinh, ăn thiếu chất dinh dưỡng, thiếu chất xơ, thiếu lợi khuẩn, hút thuốc, uống rượu, lười vận động. 

Chính vì thế, bệnh về đường tiêu hóa đứng top đầu trong các bệnh nội khoa tại Việt Nam. Theo thông tin từ Hội nghị khoa học Thiết lập mạng lưới Microbiome toàn cầu do Viện nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật Việt Nam tổ chức tại Hà Nội hồi tháng 9/2019, số người mắc bệnh về tiêu hóa hiện lên đến gần 10% dân số, từ nhẹ như: Táo bón, rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày, ợ hơi, trướng bụng đến nặng hơn như viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột, ung thư…

Mỗi ngày sử dụng một hộp sữa chua Vinamilk góp phần cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Nguồn: Shutterstock
Mỗi ngày sử dụng một hộp sữa chua Vinamilk góp phần cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Nguồn: Shutterstock

Để giữ gìn sức khỏe của bộ não thứ hai cũng như tăng sức đề kháng cho cơ thể, bác sĩ Lâm khuyến cáo cần chú ý chăm sóc hệ tiêu hóa hàng ngày bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, lựa chọn những thực phẩm tốt cho tiêu hóa như rau củ, hoa quả, sữa chua.

Rau củ quả chứa nhiều chất xơ - có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa giúp tống chất phế thải ra khỏi cơ thể mau chóng hơn và do đó giảm sự tồn tại của các chất độc trong cơ thể. Sữa chua chứa hàng triệu men tiêu hóa và các sản phẩm lên men, có lợi cho sức khỏe lâu dài.

“Về lợi ích ngắn hạn, nó có thể hỗ trợ điều trị tiêu chảy nhiễm trùng cấp tính. Sử dụng sữa chua mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa viêm dạ dày ruột cấp tính", giáo sư Olivier Goulet, Trưởng khoa Tiêu hóa-Gan mật-Dinh dưỡng Nhi, Bệnh viện Đại học Hôpital Necker Enfants Malades, Sorbonne- Paris-Cité và Trường Y khoa Paris-Descartes Medical School, Pháp cho biết, theo tài liệu Hội đồng Sáng kiến Sữa chua thế giới. Ngoài ra, các thành phần dinh dưỡng có trong sữa chua được lên men cũng giúp cho việc hấp thụ dễ dàng hơn, góp phần bảo vệ các cơ quan trong hệ tiêu hóa.

Chăm sóc hệ tiêu hóa tốt không chỉ có lợi cho "bộ não thứ hai" mà còn tác động tích cực đến bộ não thực tế nằm trong hộp sọ cũng như sức khỏe của toàn cơ thể.

Nguồn: https://dothi.reatimes.vn/toancanh/he-tieu-hoa-bo-nao-thu-hai-thuong-bi-lang-quen-20201231000004825.html