19/01/2025 | 06:18 GMT+7, Hà Nội

Hải Phòng: Đội vốn 1.000 tỷ đồng ở con đường chỉ dài hơn 2km

Cập nhật lúc: 26/07/2018, 00:59

Mới đây, Thanh tra Chính phủ vừa gửi báo cáo tới Thủ tướng Chính phủ kết luận thanh tra số 905/KL-TTCP về việc quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng của TP Hải Phòng từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn giai đoạn 2007-2017.

Tại văn bản này, Thanh tra Chính phủ cho biết, đối với nguồn vốn từ ngân sách, giai đoạn 2010-2017, UBND TP. Hải Phòng phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho trên 442 dự án, lũy kế vốn ngân sách do thành phố quản lý đã bố trí đến năm 2017 cho các dự án trên là hơn 28.638 tỷ đồng.

Quá trình thanh tra, đoàn thanh tra tiến hành thanh tra tại một số dự án do các đơn vị được giao làm chủ đầu tư gồm 22 dự án, trong đó 7 dự án thanh tra công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng và 15 dự án thanh tra trực tiếp quản lý dự án và quản lý chi phí đầu tư.

Đáng chú ý, kết luận thanh tra cho thấy, quản lý chi phí đầu tư dự án cải tạo 2,23km đường 356 đoạn từ ngã ba Nguyễn Bỉnh Khiêm đến đập Đình Vũ (quận Hải An) do Sở Giao thông vận tải Hải Phòng làm chủ đầu tư cho thấy, tổng mức đầu tư ban đầu của dự án chỉ hơn 314,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, quá trình triển khai, dự án được điều chỉnh lên đến 1.310,9 tỷ đồng. Tương đương, dự án bị đội vốn gần 1000 tỷ đồng.

Chi phí đầu tư dự án cải tạo 2,23km đường 356 đoạn từ ngã ba Nguyễn Bỉnh Khiêm đến đập Đình Vũ do Sở Giao thông vận tải Hải Phòng chỉ hơn 314,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, quá trình triển khai, dự án được điều chỉnh lên đến 1.310,9 tỷ đồng, đội vốn gần 1000 tỷ đồng.

Chi phí đầu tư dự án cải tạo 2,23km đường 356 đoạn từ ngã ba Nguyễn Bỉnh Khiêm đến đập Đình Vũ do Sở Giao thông vận tải Hải Phòng chỉ hơn 314,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, quá trình triển khai, dự án được điều chỉnh lên đến 1.310,9 tỷ đồng, đội vốn gần 1000 tỷ đồng.

Về việc này, mới đây, trả lời Vnexpress.net, một lãnh đạo Hải Phòng nói thành phố đã có giải trình từng dự án được nêu trong kết luận của cơ quan thanh tra.

Địa phương này cho rằng, việc điều chỉnh tăng vốn ở các dự án do nhiều nguyên nhân như: thiếu vốn, trượt giá, thay đổi quy hoạch, thay đổi quy mô dự án và gộp dự án.

Đối với 2,2 km nâng cấp đường 356 từ ngã ba Nguyễn Bỉnh Khiêm đến đập Đình Vũ (quận Hải An), Hải Phòng cho rằng tuyến đường này trước khi triển khai dự án chỉ rộng 12m, thường xuyên xảy ra tắc nghẽn giao thông.

Năm 2010, Hải Phòng lập dự án cải tạo nâng cấp, mở rộng mặt đường 356 lên tới 60 m với tổng kinh phí ban đầu được phê duyệt chỉ là hơn 314 tỷ đồng.

Hai năm sau, dự án cơ bản hoàn thành nhưng điểm đen về giao thông tại ngã ba Nguyễn Bỉnh Khiêm giao với đường 356 chưa được xóa, tình trạng tắc nghẽn vẫn diễn ra. Vì vậy,Hải Phòng lập dự án nút giao khác mức tại ngã ba này bao gồm 2 hạng mục cầu vượt Nguyễn Bỉnh Khiêm và đường dẫn dưới chân cầu bằng nguồn vốn của thành phố, mức đầu tư là 953 tỷ đồng.

Đến năm 2017, dự án trên được gộp chung với dự án cải tạo nâng cấp đường 356 khiến tổng mức đầu tư cả hai dự án lên gần 1.311 tỷ đồng.

Thế nhưng, hồi tháng 10/2017, báo Đất Việt đã đăng tải thông tin - Cầu 300 tỷ nứt khi chưa sử dụng. Dư luận đang xôn xao về việc, dù chưa đưa vào sử dụng song cầu vượt tại ngã ba Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đình Vũ (quận Hải An, TP. Hải Phòng) xuất hiện các vết nứt kéo dài tới 15m, có chỗ rộng 3cm.

Không chỉ vậy, Hải Phòng có nhiều công trình đội vốn "khủng" khác trong giai đoạn 2010 - 2016. UBND TP. Hải Phòng đã tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt mới 282 dự án với tổng mức đầu tư trên 51.159 tỷ đồng; điều chỉnh 236 lượt dự án.

Trong quá trình tổ chức thực hiện còn tồn tại, hạn chế, thiếu sót ở một số khâu như: Trình tự thủ tục phê duyệt dự án đầu tư chưa chấp hành đúng quy định, nội dung phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư chưa phù hợp về thời gian thực hiện và nội dung phê duyệt một số chi phí không đúng quy định.

Đơn cử như tại Dự án đường trục Khu công nghiệp Bến Rừng, mặc dù sắp hết thời hạn thực hiện dự án nhưng vẫn phê duyệt tăng chi phí dự phòng lên tới 66 tỷ đồng (trong đó dự phòng trượt giá gần 31 tỷ đồng) không có cơ sở.

Dự án xây dựng công trình khu nhà ở sinh viên giai đoạn 1 được phê duyệt năm 2009 với tổng mức đầu tư trên 177,6 tỷ đồng, sau 5 lần điều chỉnh, trong đó có 3 lần điều chỉnh tổng mức đầu tư đã lên tới 368 tỷ đồng, tăng 190,4 tỷ đồng.