Nói đến hàng rong là nói đến những người đi bán dạo. Đó là những người nghèo, tảo tần, cam phận. Họ không ngồi một chỗ mà rong ruổi hết các ngõ hẻm, con phố.
Với những chiếc đòn gánh cong cong, những người phục nữ ấy bất kể nắng hay mưa, gánh trên vai những thứ thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt thường ngày cho người hàng phố, mùa nào thức nấy.
Từ lâu, những gánh hàng rong đã trở thành điều gì đó thân thuộc trong lòng thủ đô Hà Nội.
Mọi người đều thức dậy đi bán hàng từ lúc sáng sớm mặc cho thời tiết những ngày cuối năm khá lạnh(Ảnh: Hiếu Quang)
Hầu hết những người bán hàng là dân tỉnh lẻ hoặc vùng lân cận Hà Nội, việc xuống đồng không đủ họ rủ nhau ra Hà Nội kiếm sống bằng những gánh hàng rong, đó là những người phụ nữ phải xuôi ngược hàng ngày để nuôi lũ con đông, cũng có thể cụ già đơn độc không nơi nương tựa.
Công việc của những người bán hàng rong đôi khi vất vả nhưng thu nhập chẳng đáng bao nhiêu. (Ảnh: Hiếu Quang)
Gánh hàng rong như một nét văn hóa mang đặc trưng riêng của người Việt. Và ta có thể bắt gặp hình ảnh những gánh hàng rong gắn liền với mỗi con phố, cung đường họ đi qua. Những tiếng rao, lời mời, rồi ánh mắt, nụ cười sao dễ đi vào lòng người đến thế.
'Hành trang' của họ thường rất gọn nhẹ: Một chiếc xe đạp cũ cùng vài thúng hàng... (Ảnh: Hiếu Quang)
Mỗi ngày như vậy họ phải đạp xe hàng chục km quanh thành phố rồi trở về nhà. (Ảnh: Hiếu Quang)
Hiếm có một thủ đô nào trên thế giới, người ta lại dễ dàng bắt gặp hình ảnh các chị, các cô gánh gồng bán hàng trên đường phố, dù nắng hay mưa bước chân vẫn luôn bền bỉ như ở nơi đây. Mỗi một con đường, góc phố của Hà Nội đều ghi dấu bước chân của những người bán hàng rong...