22/11/2024 | 04:03 GMT+7, Hà Nội

Google, Facebook sắp phải trả tiền bản quyền?

Cập nhật lúc: 16/04/2019, 09:01

Các quy tắc mới sẽ buộc Google và các nền tảng trực tuyến khác ký thỏa thuận cấp phép bản quyền tác phẩm trực tuyến với các nhạc sỹ, nghệ sỹ biểu diễn, tác giả, nhà xuất bản tin tức và nhà báo.

Theo kế hoạch, trong tuần tới các nước EU sẽ sửa đổi lớn các quy tắc bản quyền, theo đó yêu cầu Google phải trả tiền các nhà xuất bản tin tức và Facebook phải lọc nội dung bản quyền nhằm bảo vệ ngành công nghiệp sáng tạo châu Âu trị giá 915 tỷ euro/năm.

Các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ thực hiện việc sửa đổi lớn các quy tắc bản quyền tồn tại trong 20 năm qua vào tuần tới, trong đó yêu cầu các công ty như Google phải trả tiền các nhà xuất bản cho các nội dung tin tức và Facebook phải cài bộ lọc nội dung được bảo vệ bản quyền.

Các nhà lập pháp EU tại Nghị viện châu Âu đã xem xét đề xuất của Ủy ban châu Âu vào tháng trước, nhằm bảo vệ ngành công nghiệp sáng tạo châu Âu trị giá 915 tỷ euro mỗi năm và 11,65 triệu người dùng.

Các quy tắc mới sẽ buộc Google và các nền tảng trực tuyến khác ký thỏa thuận cấp phép bản quyền tác phẩm trực tuyến với các nhạc sỹ, nghệ sỹ biểu diễn, tác giả, nhà xuất bản tin tức và nhà báo.

YouTube, Facebook, Instagram và các nền tảng chia sẻ khác cũng sẽ phải cài đặt các bộ lọc để ngăn người dùng tải lên các tài liệu có bản quyền. Giới phê bình cho rằng điều này có thể gây tác động lớn tới vào các công ty công nghệ nhỏ hơn là các đại gia công nghệ.

Trước đó, các nhà lập pháp ở Liên minh châu Âu đã bỏ phiếu để buộc Google, Facebook và các công ty công nghệ khác phải trả tiền bản quyền cho các cơ quan truyền thông châu Âu, các nhà xuất bản và những người sáng tạo ra nội dung khác.

Việc áp dụng luật do Liên minh châu Âu vừa thông qua sẽ gây ra vấn đề lớn bởi chi phí để phát triển các bộ lọc nội dung không rẻ, đồng thời kết quả của nó chưa chắc đã thực sự hiệu quả. Dù đề xuất này không yêu cầu các công ty phải sử dụng bộ lọc tự động (tương tự như cách mà Google áp dụng bộ lọc cho YouTube để “quét” bản quyền các video tải lên) nhưng có lẽ các hãng công nghệ buộc phải làm vậy nếu muốn tồn tại trên mạng mà không vi phạm bản quyền. Quy tắc này hiện chỉ áp dụng tại châu Âu, nhưng các công ty có thể sẽ áp dụng nó trên phạm vi toàn cầu.

Vấn đề vi phạm bản quyền không phải là mới, nó đã tồn tại rất lâu trên Facebook và không chỉ giới hạn ở các nội dung, tin tức của các hãng thông tấn, các cơ quan truyền thông mà còn rất nhiều nội dung khác như phần mềm, các dịch vụ,... Tại Việt Nam, nếu như trước đây các diễn đàn là "nơi tập trung" các nội dung vi phạm bản quyền như chia sẻ ứng dụng crack, game crack, key bản quyền “lụi” (mua bằng thẻ tín dụng “chùa” chẳng hạn),... thì ngày nay cộng đồng này gần như đã chuyển hẳn qua mạng xã hội Facebook thông qua các Trang (Page), hay Nhóm (Group).