Giải mã nguyên nhân viên thuốc chống nghén gây dị tật bẩm sinh hàng loạt
Cập nhật lúc: 07/08/2018, 13:09
Cập nhật lúc: 07/08/2018, 13:09
Thalidomide từng là loại thuốc phổ biến được bán trên toàn thế giới để điều trị ốm nghén vào những năm 50-60. Rất nhiều bà bầu bị ốm nghén nặng đã tin dùng sản phẩm này như liệu pháp chống nghén tự nhiên mà không biết rằng tai họa thực sự còn ở phía sau.
Thuốc này rất phổ biến ở Tây Đức thời bấy giờ. Rất nhiều phụ nữ Anh, Mỹ và các nước châu Âu sinh con ra bị dị tật tay chân biến dạng sau khi dùng thuốc.
Thống kê ở Đức cho thấy, 5000 – 7000 trẻ sinh ra với chân và tay bị dị tật. Người ta gọi bệnh này là phocomelia. Hầu hết các em bé chết trước khi chào đời và chỉ 40% trẻ dị tật bệnh này sống sót.
Cơ quan Dược phẩm Hoa Kỳ đã ban hành lệnh cấm bán những viên thuốc thalidomide đến 6 lần nhưng vẫn không được chấp nhận bởi không ai tìm ra được nguyên nhân chính xác.
Cho đến năm 1962, khi hàng loạt trẻ ở Mỹ sinh ra bị dị tật thì người ta mới dần nhận ra tác hại của nó và thuốc này mới dần bị hạn chế.
Nhưng đến năm 1980, nó lại được phát hiện có hiệu quả điều trị một số bệnh ung thư và bệnh phong. Các bác sĩ cho rằng, nó có thể ngăn chặn sự tăng trưởng các mạch máu nuôi khối u. Cho đến bây giờ, thalidomide vẫn đang được dùng để điều trị ung thư.
Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của Tiến sĩ Eric Fischer tại Viện ung thư Dana Farber (Mỹ) đã bắt tay vào nghiên cứu trở lại và phát hiện ra, thuốc có thể can thiệp vào một loại gen liên quan đến phát triển tay chân.
Thalidomide phá vỡ một loạt protein như SALL4 liên quan đến việc giải mã gen. Thiếu các protein này, mô không thể phát triển hoàn thiện nội tạng và các chi của thai nhi
Bây giờ các nhà khoa học lại bắt đầu nghiên cứu và chế lại thuốc này, để có thể tận dụng lợi ích chống ung thư của nó và loại bỏ tác dụng gây dị tật đối với thai nhi.
07:20, 04/08/2018
11:48, 23/07/2018
23:01, 21/07/2017
05:51, 25/03/2016