Giải mã hiện tượng sản phẩm Xiaomi tràn ngập thị trường Việt Nam
Cập nhật lúc: 27/06/2016, 00:29
Cập nhật lúc: 27/06/2016, 00:29
Xiaomi được thành lập vào ngày 6/4/2010 bởi 7 đối tác, trong đó có ba tổ chức đầu tư lớn là tập đoàn Temasek từ Singapore, quỹ IDG Capital và Qiming Venture Partners đến từ Trung Quốc.
Đây là một tập đoàn chuyên thiết kế, phát triển và bán các mẫu smartphone, ứng dụng, đồ điện tử tiêu dùng cho thị trường Trung Quốc.
Mặc dù còn rất non trẻ, và mới chỉ bắt đầu tung ra những mẫu smartphone đầu tiên vào tháng 10 năm 2011, thế nhưng đến bây giờ Xiao mi đã có giá trị 10 tỷ USD - tức ngang bằng với giá trị thị trường của hãng máy tính số 1 thế giới, Lenovo, và gần gấp đôi tập đoàn smartphone Canada, BlackBerry (5,5 tỷ USD).
Trong 3 năm tồn tại, tốc độ tăng trưởng của Xiaomi đã vươn lên rất nhanh nhóng và là một trong những tập đoàn smartphone lớn nhất tại thị trường Trung Quốc.
Xiaomi là một tập đoàn smartphone Trung Quốc, thế nhưng đội ngũ nhân viên và ban quản trị của hãng đều là những "tay lớn" trong làng công nghệ.
Xiaomi đã thuê rất nhiều nhân viên giỏi đến từ những tập đoàn lớn ở Mỹ như Microsoft, Motorola và Google.
Trong ban lãnh đạo của Xiaomi chính là vị chủ tịch của hãng, ông Lin Bin - người trước đó từng giữ chức Phó Viện trưởng viện nghiên cứu kỹ thuật của Google Trung Quốc và giám đốc mảng kỹ thuật của Google.
Và với những kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cực kỳ xuất sắc, Lin Bin trở thành nhà đồng sáng lập và chủ tịch của Xiaomi cho đến tận bây giờ.
Tập đoàn này còn có một người khác với những ý tưởng táo bạo hơn nữa, đó chính là vị CEO Lei Jun. Nếu các bạn không biết thì không lâu sau khi Xiaomi thành lập, Lei Jun đã tự tin tuyên bố: mục tiêu lớn nhất của ông chính là tạo ra một tập đoàn smartphone đủ tiềm lực để đánh bại Apple.
Với nhiều người thì Lei Jun là một cái tên rất xa lạ, thế nhưng trong giới công nghệ ở Trung Quốc cũng như một vài nước phương Tây, ông không phải là một nhân vật tầm thường.
Lei Jun từng là đồng sáng lập nên trang Joyo.com, sau này được mua lại bởi Amazon vào năm 2004 với giá 75 triệu USD (bây giờ đã trở thành trang Amazon Trung Quốc), ông cũng là chủ tịch hội đồng quản trị của UCWeb - trình duyệt web di động lớn nhất ở Trung Quốc (chắc hẳn một số bạn dùng BlackBerry hay Android cũng biết đến trình duyêt này).
Giải mã làn sóng mới Xiaomi, định nghĩa lại sản phẩm Made in China
Để thay đổi các quan niệm tiêu cực về sản phẩm “Made in China” Xiaomi chú trọng tạo ra sản phẩm có giá rẻ và chất lượng tốt, và giúp các công ty khác làm điều tương tự.
Để thực hiện chiến lược trên, Xiaomi đã đầu tư vào 55 công ty có hợp tác với mình về kiểm soát chất lượng, và bán sản phẩm của họ trên website Mi.com của Xiaomi, hoặc ở số ít cửa hàng bán lẻ của Xiaomi. Đối tác cũng có thể bán sản phẩm với thương hiệu của riêng họ, hoặc phổ biến hơn là dưới thương hiệu của Xiaomi.
Đó là một công thức đơn giản: Xiaomi giám sát các thiết kế của bên thứ ba, kiểm nghiệm chất lượng rồi sau đó giúp họ phân phối sản phẩm.
Với một số sản phẩm, công ty này có thể giảm chi phí bằng cách sử dụng các linh kiện vẫn còn tốt của mùa ra mắt sản phẩm trước.
Xiaomi còn tiết kiệm tiền bằng mô hình bán hàng trên Internet, không tốn phí quảng cáo. Điều này giúp chi phí hoạt động của công ty ở mức cực kỳ thấp.
Xiaomi, nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc có giá trị 45 tỉ USD, đã hầu như không tăng trưởng về doanh thu trong năm 2015.
Xiaomi hiện được xếp thứ 3 trong số các nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Điều này là nhờ chính sách “biển smartphone” của nhà sản xuất này.
Việc bán ra hàng loạt mẫu smartphone với cấu hình cao và giá rẻ đã đẩy doanh số bán ra của Xiaomi tăng lên với tốc độ chóng mặt. Sự nổi lên của Xiaomi mạnh mẽ đến nỗi, nhiều hãng smartphone danh tiếng cũng đã phải tỏ ra dè chừng với nhà sản xuất đến từ Trung Hoa.
Dù mới chỉ được sáu năm tuổi, Xiaomi đã trở thành hãng điện thoại có doanh số cao nhất ở Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới. Nhưng Xiaomi còn muốn tạo dựng danh tiếng cho sản phẩm của mình là rẻ-nhưng-tốt, đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế với Apple và Samsung.
Những con số sau đây sẽ khiến bạn phải thật sự giật mình về tốc độ "sinh đẻ" thiết bị phần cứng của Xiaomi:
- 32 Smartphone Xiaomi Mi / Note / Redmi / Redmi Note / Max.
- 06 Smart TV Xiaomi.
- 05 Router / Repeater Xiaomi.
- 02 Tablet Xiaomi Mi Pad / Pad 2.
Xiaomi đã và đang bán ra tới hơn 100 mẫu thiết bị phần cứng đủ chủng loại, từ smartphone, tablet cho tới các thiết bị gia dụng trong nhà.
Hãy xem hệ sinh thái các sản phẩm của Xiaomi qua graphic của GenK:
19:36, 25/06/2016
22:01, 09/06/2016
20:47, 20/05/2016