23/01/2025 | 05:21 GMT+7, Hà Nội

Giá tiêu điểu chỉnh giảm ở các vùng trọng điểm

Cập nhật lúc: 15/09/2022, 07:43

Sau chuỗi ngày đi ngang giá tiêu hôm này tại các vùng trọng điểm đã bắt đầu điều chỉnh giảm, giá dao động trong khoảng 65.500 – 68.500 đồng/kg.

Cụ thể, tại Bà Rịa Vũng Tàu giá tiêu đang được thương lái thu mua ở mức 68.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.

Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 66.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg. Tại Gia Lai giá tiêu dao động quanh mốc 65.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg. Tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 66.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg. Tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 67.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.

Giá tiêu giảm ở các vùng trọng điểm
Giá tiêu giảm ở các vùng trọng điểm

Giá tiêu hôm nay đồng loạt giảm 500 đồng/kg ở các địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Sau quãng thời gian giữ ổn định, giá tiêu trong nước tiếp tục điều chỉnh giảm trong bối cảnh đồng USD vẫn đang đạt đỉnh 20 năm.

Trong thời gian qua, tác động của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, giá dầu tăng cao, lạm phát kinh tế,… khiến nhu cầu toàn cầu giảm, do đó lượng nhập khẩu hồ tiêu và gia vị của các nước từ Việt Nam đều thấp hơn năm ngoái.

Xuất khẩu sang Trung Quốc cũng giảm sút do chính sách Zero COVID của nước này. Từ một nước nhập khẩu hồ tiêu lớn thứ hai thế giới với khoảng 50.000 - 60.000 tấn/năm, song trong 7 tháng đầu năm nay, nước này chỉ nhập chưa đến 7.000 tấn từ Việt Nam.

Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), một khó khăn nữa là rào cản kỹ thuật ngày càng cao của các thị trường, đặc biệt là thị trường châu Âu và Mỹ, điều kiện về dư lượng chất bảo vệ thực vật liên tục được đưa ra với mức thấp hơn gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, quá trình xuất khẩu của Việt Nam cũng gặp nhiều thách thức do thiếu thông tin về nhu cầu thị trường cũng như thông tin thay đổi chính sách của các nước nhập khẩu, nhất là khu vực châu Phi.

Đơn cử hồi tháng 2/2022 khi Ai Cập thay đổi chính sách nhập khẩu, tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào nước này bắt buộc phải mở L/C nhưng doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không nắm được vấn đề này nên khi hàng đưa sang bị neo lại 2 - 3 tháng.

Đến thời điểm này, có doanh nghiệp cho biết họ bị kẹt rất nhiều container tại Ai Cập, chưa biết khi nào khách hàng thanh toán do nước này đang thiếu ngoại tệ để mở L/C, nhân lực ngân hàng thiếu nên doanh nghiệp Việt Nam phải xếp hàng chờ.

Trong khi đó, giá vật tư đầu vào tăng cao như thuốc, phân bón, nhân công, cước tàu, nhiên liệu,… đã ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp và người nông dân.

Nguồn: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/gia-tieu-149-dieu-chinh-giam-o-cac-vung-trong-diem-304908.html