Ecopark – Khi “đất hóa tâm hồn”…
Cập nhật lúc: 29/04/2016, 12:45
Cập nhật lúc: 29/04/2016, 12:45
Đọc những dòng này, chắc hẳn những người yêu Hà Nội sẽ phải suy nghĩ nhiều và tôi cũng vậy. Tôi suy nghĩ về không gian sống của người Hà Nội và suy nghĩ về việc người đồng nghiệp chọn Ecopark để để làm điểm ví von.
Đúng là để tìm một không gian xanh ở Hà Nội bây giờ không dễ. Trong cơn lốc đô thị hóa, cả Hà thành dường như đã bị đổ bê tông, hầm hập nóng, mịt mù khói bụi và đinh tai nhức óc tiếng còi xe… Vẫn còn đó, ít ỏi chút cây xanh nơi phố cổ, nhưng đó không phải là không gian sống dành cho quá nhiều người. Hoặc giả, có muốn lên đó chơi thôi thì cũng phải trải qua một “hành trình gian khổ” của kẹt xe và khói bụi.
Một đơn cử khác. Với người Hà Nội của những năm đầu hai nghìn, khu đô thị mới Linh Đàm là một lựa chọn trong mơ. Một không thật đẹp, thật yên bình với sự lãng mạn của cây xanh – mặt nước. Nhưng, đó cũng đã là quá khứ. Người ta đang chứng kiến một cuộc tháo chạy khỏi khu đô thị từng là kiểu mẫu này. Vì sao ư? Vì người ta đã và đang băm nát Linh Đàm bằng việc thêm vào đó hàng chục tòa cao ốc, nhét thêm vào đó số dân bằng cả vài phường.
Và để lựa chọn một “chốn an cư bậc nhất bình an của người dân Thủ đô” bây giờ, thì chắc rằng, tôi cũng chọn Ecopark.
Nếu ai bảo rằng, bài viết này là để PR cho Ecopark thì cũng được. Một cách chủ quan, rất thực lòng, tôi cho rằng, Ecopark xứng đáng được ngợi khen. Và điều đáng ngợi khen nhất là sự bình tâm, kiên trì của người làm đô thị.
Việc ngợi khen chủ đầu tư của dự án này là những người có “con mắt xanh” khi biết chọn một vùng đất đủ rộng và đủ đẹp (dù cách xa trung tâm thủ đô và ở ngoại tỉnh - theo cách nhìn chung của thuở khởi đầu) thì nhiều người đã nói. Nhưng từ một “con mắt xanh” cho đến khi hiện hữu một khu đô thị xanh, một điểm đến xanh với những “cư dân xanh” như Ecopark hôm nay thì đó còn là cả một sự bình tâm và kiên trì.
Không sốt ruột khi thị trường đang nóng, không nản lòng khi thị trường “trở lạnh”; Ecopark lặng lẽ phát triển, bắt đầu từ quy hoạch, thiết lập hạ tầng, trồng cây, đào hồ rồi mới xây nhà để bán. Vẫn biết, “buồn tài không bằng dài vốn”, phải có tiềm lực thì mới làm được thế.
Nhưng để không vội vã, không ôm đồm phát triển hàng loạt để tung hàng ra thị trường mà kiên trì hoàn thiện từng phân khu, tạo thành những chốn an cư với đầy đủ hạ tầng, không gian sống xanh sạch đẹp cho cư dân rồi mới phát triển dự án khác cũng là điều không dễ.
Ecopark kiên trì đẩy lùi cảm giác “xa trung tâm” bằng cách lặng lẽ biến mình thành một “trung tâm mới” hấp dẫn người Thủ đô không chỉ mỗi dịp cuối tuần; kiên trì chờ đợi sự hoàn thiện của những tuyến đường, cây cầu nối “nối những bờ vui” và nỗ lực hỗ trợ cư dân bằng việc thiết lập những tuyến Ecobus đều đặn miễn phí.
Và cũng với sự kiên trì như vậy, Ecopark đã phối hợp với cư dân tạo nên một cộng đồng thật sự nhân văn. Nơi đó, con người không chỉ gần gụi với thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên mà người còn… rất gần người. Ở đó, văn hóa cộng đồng, “tình làng nghĩa xóm”, thứ tưởng như xa xỉ trong cuộc sống đô thị luôn rất được đề cao. Trên những diễn đàn của “người Eco” và trong những câu chuyện của họ, ta cảm nhận được tình yêu, sự gắn bó với nơi họ sống…
Sức hấp dẫn của Ecopark được chứng minh qua những trải nghiệm thực tế của cư dân. Hầu hết những cư dân đã về ở tại đây đều đánh giá cao môi trường sống và hài lòng với những dịch vụ mà chủ đầu tư cung cấp. Chọn mua căn hộ có môi trường cộng đồng tương quan về trình độ văn hóa, thu nhập, lối sống… đang là xu hướng mới của người tiêu dùng.
Và bằng việc không quan tâm nhiều đến cái mác năm sao hay những cái nhất này nhất nọ mà quan tâm đến những nhu cầu thiết yếu của số đông cư dân; quan tâm đến việc làm thế nào kiến tạo một cộng đồng cư dân văn minh, đẳng cấp, đem đến môi trường sống thực sự hạnh phúc và vẹn tròn, Ecopark đang tạo được một tài sản quý, đó là niềm tin yêu.
Và vì thế, có lẽ chuyện hàng trăm căn biệt thự được bán hết veo trong nửa ngày hay hình ảnh đoàn người xếp hàng từ một giờ đêm để đăng ký mua nhà cũng là điều dễ hiểu. Zig Ziglar, bậc thầy về bán hàng đã bảo rằng: “Mọi người không mua hàng theo lý trí. Họ mua vì cảm xúc”.
Câu chuyện về kiến trúc xanh, về đô thị bền vững, đô thị hạnh phúc lâu nay được người ta bàn nhiều. Nhưng mọi mô hình lý thuyết cho tương lai vẫn đang là mong ước. Chỉ có người dân đến sống thử và muốn sống mãi mới là tiêu chí tổng hợp của sự bằng lòng dành cho đô thị đáng sống mà thôi.
Với Ecopark, tôi tin, khi nhà đầu tư biết nói về cái cảm giác “lạnh sống lưng” khi đi qua những khu đô thị hoang tàn và biết nói về sự thành công bằng lượng ánh đèn sáng bên cửa sổ… thì họ cũng đã tìm ra “từ khóa” cho sự phát triển của mình.
Cái gì cũng cần có thời gian. Thời gian để một đứa trẻ lớn lên, một mầm xanh vươn cành tỏa mát, một nơi đất ở có thể “hóa tâm hồn”. Ecopark cũng vậy. Vẫn còn cần thời gian để chờ đợi và kiểm chứng xem nơi này có thật sự trở thành một thành phố xanh, một “miền đất của yêu thương” hay không? Nhưng chí ít, trong lúc này, thực sự nơi dây vẫn đang là “chốn an cư bậc nhất bình an” cho người Hà Nội./.
11:57, 26/04/2016
19:59, 25/04/2016
06:01, 25/04/2016
06:11, 23/04/2016