19/01/2025 | 07:04 GMT+7, Hà Nội

Đốm trắng trên móng tay nói lên điều gì

Cập nhật lúc: 23/09/2020, 16:00

Trên móng tay có xuất hiện những đốm trắng, và có hình dạng không giống nhau. Vậy đốm trắng trên móng tay nói lên điều gì?

Trên móng tay có xuất hiện những đốm trắng, và có hình dạng không giống nhau. Dấu hiệu này có thể không phải là phản ánh bệnh ở móng tay mà là dấu hiệu phản ánh bệnh trạng ở một bộ phận nào đó trên cơ thể.

Nguyên nhân nào khiến móng tay xuất hiện những đốm trắng như vậy?

1. Móng tay bị thương

Nhiều người có thói quen cắn móng tay, không chỉ khiến móng tay bị biến dạng mà còn gây nguy cơ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm cho móng.

Nếu trên móng xuất hiện những đốm trắng với hình dạng tuyến tính,thường là do bị tổn thương ở tế bào gốc của móng tay. Rất có thể bộ tế bào phát triển móng đã bị thương từ rất lâu nhưng giờ mới xuất hiện đường chỉ trắng ở móng.

Vì thế khi thấy hiện tượng này chúng ta không nhớ rõ là đã bị thương từ khi nào. Rất có khả năng tay bị đụng phải cánh cửa, hoặc bị búa đập phải, hặc nhiều lần sửa móng gây nên …

2. Khô móng

Rất nhiều bạn nữ thích sơn sửa móng tay, họ đều rất vui khi móng tay của mình được mang những mầu sắc hay hình vẽ mà họ yêu thích.

Tuy nhiên, cũng vì thói quen này mà móng tay của họ thường xuyên được tẩy rửa bằng cồn hoặc công cụ chuyên dụng làm sạch bề mặt móng. Và gây nên hiện tượng những đốm trắng xuất hiện trên móng tay.

3. Báo hiệu cơ thể thiếu kẽm

Kẽm là một nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể người. Nếu cơ thể chúng ta thiếu kẽm thì sẽ sinh ra hiện tượng những đốm trắng hoặc vân mầu trắng xuất hiện ở móng tay.

Để khắc phục, hằng ngày nên ăn nhiều thực phẩm giàu hàm lượng kẽm như: Con hàu, đậu hầm, sữa chua, thịt cua, thịt lợn vai, thịt bò, rau chân vịt, các loại hạt và các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt.

4. Biểu hiện thiếu protein

Do thiếu protein nên trên móng xuất hiện các đường vân và phát triển không đồng đều.

Thông thường, để bổ xung dưỡng chất bạn có thể ăn một số loại thực phẩm giàu protein như: cá (cá hồi, cá ngừ, v.v..), thịt lợn thăn, thịt bò nạc, đậu, sữa chua, sữa đậu nành và các loại hạt.

5. Biểu hiện của thiếu canxi

Trên thị trường hiện nay có bán một số dưỡng chất bổ sung canxi cho móng tay. Rất nhiều người cho rằng do thiếu hụt canxi nên mới xuất hiện những đốm trắng như thế.

Tuy nhiên, trong thực tế thì lập luận này cũng không hẳn là đúng. Nếu phát hiện cơ thể thiếu canxi bạn cũng có thể ăn thêm các thức ăn như: Uống nhiều sữa và ăn thực phẩm giàu canxi khác.

6. Biểu hiện của nấm móng tay

Hiện tượng của nấm móng là ban đầu xuất hiện một ít đốm ở móng tay sau đó lan ra khắp các móng tay và móng chân. Lúc mới đầu, chưa bị nấm thì móng mỏng, nhưng khi bị nấm thì móng trở nên dày và còn xuất hiện khe hở khiến cho người đi giày cảm thấy đau đớn khó chịu.

Để trị loại nấm này, thông thường mọi người thường dùng thuốc uống hoặc bôi để khắc phục. Sau khoảng 3 tháng, hiện tượng này sẽ khỏi. Nhưng lưu ý, bệnh nấm móng tay mà dùng thuốc bôi thì không hợp lý. Vì thuốc bôi không thể ngấm qua móng tay vào bên trong được.

7. Biểu hiện trên móng có thể là do một vài bệnh nghiêm trọng

Dấu hiệu này nhắc nhở về bệnh gan, bệnh thận hoặc thiếu máu. Vì thế nếu thấy móng tay có dấu hiệu dị thường, chúng ta nên đến gặp bác sỹ để được kiểm tra và tư vấn.

Khi phát hiện ra dấu hiệu đốm trắng hay vân trắng trên móng bạn cũng không nên quá lo lắng. Bản thân chúng ta cũng có thể bước đầu phán đoán xem nguyên nhân gây ra hiện trạng này là gì.

Để từ đó có chế độ cân bằng dinh dưỡng phù hợp. Vitamin C có nhiều trong hoa quả, còn hàm lượng kẽm có nhiều trong đồ ăn. Nếu như nguyên nhân do thiếu dinh dưỡng thì sau khi bổ xung dinh dưỡng, dần dần hiện tượng này sẽ hết.