Điểm lại một số dự án dính “lệnh” thu hồi
Cập nhật lúc: 04/01/2019, 19:01
Cập nhật lúc: 04/01/2019, 19:01
Theo kế hoạch thanh tra trong năm 2019, Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ triển khai 90 cuộc thanh tra trên các lĩnh vực: quy hoạch và quản lý quy hoạch; các công trình, dự án giao thông; nông nghiệp và phát triển nông thôn; các công trình dân dụng công nghiệp; hạ tầng kỹ thuật; vật liệu xây dựng; hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản… phòng, chống tham nhũng; tiếp công dân và xử lý đơn thư.
Đáng chú ý là trước đó không ít dự án đã nhận lệnh thu hồi, đây được xem là “phát súng” đầu tiên cho thấy, việc xử lý “dự án chết” sẽ được tiến hành ráo riết nhằm giữ nghiêm kỷ cương đô thị và phát triển thị trường bất động sản bền vững. Tuy nhiên, báo chí cũng tiêu tốn rất nhiều bút mực xoay quanh những dự án vướng sai phạm trong quá trình thu hồi khiến doanh nghiệp và người dân “điêu đứng”.
Số 8 - 12 đường Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận 1. TP.HCM
Khu đất số 8 - 12 Lê Duẩn có diện tích 4.896m2, thuộc sở hữu Nhà nước. Ban đầu, khu đất này do 4 đơn vị thuộc Bộ Công Thương thuê sử dụng làm trụ sở làm việc, là Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng Sài Gòn, Công ty Cổ phần Kim khí thành phố, Công ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện thành phố và Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu (VITACO).
Đến năm 2010, cả 4 công ty trên (sau này là cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue) đã đồng ý chuyển nhượng phần góp vốn tại Lavenue cho Công ty TNHH Đầu tư Kinh Đô (nay là Công ty TNHH Đầu tư Kido).
Sau khi chuyển nhượng, Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue có vốn2.100 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông là Công ty TNHH MTV Quản lý Kinh doanh Nhà TP.HCM (tỷ lệ 20%), Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm (tỷ lệ 30%) và Công ty TNHH Đầu tư Kido (tỷ lệ 50%).
Đến tháng 6/2011, UBND TP.HCM có quyết định chấp thuận cho Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue sử dụng 4.896 m2 đất tại số 8-12 Lê Duẩn để đầu tư khách sạn cao cấp, thương mại - dịch vụ, căn hộ cho thuê với thời hạn sử dụng đất là 50 năm.
Giá trị quyền sử dụng đất và giá trị công trình xây dựng trên đất này (số 8 Lê Duẩn) được phê duyệt ở mức hơn621,7 tỷ đồng. Đơn giá thuê đất tại số 12 Lê Duẩn được TP xác định hơn 3,5 triệu/m2/năm. Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue đã nộp số tiền sử dụng đất và nộp tiền thuê đất đến 30/6/2016 vào ngân sách Nhà nước (hơn700 tỷ đồng).
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, tại báo cáo kết luận số 138 năm 2016, UBND TP.HCM có sai phạm trong việc không tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá tài sản trên đất tại khu nhà đất số 8 - 12 Lê Duẩn. Từ đó, Thanh tra yêu cầu thu hồi lại khu đất này.Trong văn bản giải trình, TP.HCM nói rằng khó thu hồi khu đất vì Lavenue đã đầu tư hơn700 tỷ đồngnộp tiền sử dụng đất và thuê đất.
Chủ đầu tư dự án là công ty Lavenue cũng gửi văn bản cho Thủ tướng xin xem xét lại vấn đề, nếu thu hồi dự án thì doanh nghiệp có nguy cơ phá sản và sẽ tiến hành kiện UBND TP.HCM.
Thông tin mới nhất từ báo chí, đến ngày 18/12/2018 UBND TP.HCM đã có quyết định huỷ quyết định thu hồi khu đất vàng này.
76 Tôn Thất Thuyết, quận 4 TP.HCM
Cuối năm 2018, UBND TP.HCM giao Sở Xây dựng đình chỉ hoạt động xây dựng tại dự án Charmington Iris ở 76 Tôn Thất Thuyết, P.16, quận 4 TP.HCM đồng thời thu hồi giấy phép xây dựng đã cấp cho dự án theo quy định.
Khu đất này được Thủ tướng Chính phủ giao cho Nhà máy thủy tinh Khánh Hội theo quyết định 607/TTg tháng 10/1994. Tuy nhiên, sau đó Tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) liên doanh với đối tác Malaysia thành lập Công ty TNHH Malaya Việt Nam (MVG) để làm nhà máy sản xuất bao bì thủy tinh phục vụ sản xuất.
Trong đó, Sabeco góp 30% vốn điều lệ, số tiền này được dùng thuê khu đất trong 12 năm đầu để góp vốn vào liên doanh với đối tác nước ngoài. Từ năm thứ 13 trở đi, liên doanh mới phải nộp tiền thuê đất cho Nhà nước.
Lý do của việc thu hồi này, theo UBND TP là Sabeco báo cáo không chính xác về tài sản sử dụng trên đất của khu đất và ý kiến của UBND quận 4 là đất trống, trong khi thực tế vẫn còn 14 hộ dân đang cư ngụ, cần rà soát làm rõ".
Trước đó, khu đất trên ban đầu được Thủ tướng Chính phủ giao cho Nhà máy thủy tinh Khánh Hội. Sau khi tiếp quản, Sabeco liên doanh với đối tác Malaysia thành lập Công ty TNHH Malaya Việt Nam (MVG) để làm nhà máy sản xuất bao bì thủy tinh phục vụ sản xuất.
Trong đó Sabeco góp 30% vốn điều lệ, được dùng tiền thuê khu đất trong 12 năm đầu để góp vốn vào liên doanh với đối tác nước ngoài. Từ năm thứ 13 trở đi, liên doanh mới phải nộp tiền thuê đất cho Nhà nước. Nhưng theo quyết định sắp xếp lại và xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước ban hành năm 2007, khu đất này không thuộc diện Sabeco được tiếp tục quản lý, sử dụng.
Tuy nhiên, đến năm 2009, Sabecocùng Công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ du lịch Hiệp Phúc (Công ty Hiệp Phúc) cùng MVG ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư để khai thác khu đất.
Đến ngày 27/3/2015, ông Võ Thanh Hà, đại diện bộ phận quản lý vốn nhà nước tại Sabeco thời điểm này, đã có báo cáo đề xuất Bộ Công thương được hợp tác với Công ty Hiệp Phúc với số vốn góp 26% vốn điều lệ, thông qua việc thành lập một pháp nhân mới để triển khai dự án căn hộ thương mại tại khu đất 76 Tôn Thất Thuyết.
Đề xuất này đã được bà Hồ Thị Kim Thoa - Thứ trưởng Bộ Công thương thời điểm đó - ký công văn chấp thuận vào ngày 14/1/2016, cho phép thành lập liên doanh theo đề xuất của bộ phận quản lý vốn nhà nước tại Sabeco. Ngày 15/1/2016, hợp đồng hợp tác giữa Sabeco và Công ty Hiệp Phúc được ký kết theo đúng tinh thần bàn bạc nói trên.
Ngày 18/11/2016, UBND TP ban hành quyết định thu hồi hơn 34.000m2 đất trước đây của MVG để giao cho Sabeco HP đầu tư hạ tầng toàn bộ khu vực theo quy hoạch được duyệt, đồng thời chấp thuận cho Sabeco HP sử dụng hơn 16.000m2 từ tổng diện tích đất thu hồi nói trên để đầu tư dự án trung tâm dịch vụ thương mại căn hộ.
Cảng Quy Nhơn, Bình Định
Ngày 4/2/2013, Thủ tướng đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2012-2015, trong đó cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn, Nhà nước nắm giữ 75% vốn điều lệ. Thời điểm đó, Công ty Cảng Quy Nhơn cổ phần hóa và có vốn điều lệ 404 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)nắm giữ hơn 303 tỷ đồng, chiếm 75%.
Tuy nhiên sau hai năm, được sự đồng ý của Chính phủ và Bộ Giao thông, Vinalines đã chuyển nhượng hết 75% vốn điều lệ tại Công ty cổ phầnCảng Quy Nhơncho nhà đầu tư trong nước là Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành.
Đoàn thanh tra đã phát hiện trong quá trình cổ phần hoá cảng Quy Nhơn, nhiều đơn vị đã mắc phải vi phạm nghiêm trọng. Trong đó, UBND tỉnh Bình Định đã đề nghị Bộ Giao thông và Thủ tướng cho cổ phần hóa cảng Quy Nhơn theo hướng Nhà nước nắm giữ 49% vốn điều lệ, sau đó, tỉnh có văn bản tiếp tục đề nghị bán hết 49% vốn nhà nước tại cảng Quy Nhơn. Việc làm này bị kết luận là "không đúng với đề án tái cơ cấu Vinalines".
Sân vận động Chi Lăng, Đà Nẵng
Sân vận động Chi Lăng nằm giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng, trên 4 mặt tiền đường Ngô Gia Tự - Hùng Vương- Chi Lăng và Lê Duẩn với diện tích 6ha.
Vào tháng 10/2010, khi ông Trần Văn Minh làm Chủ tịch, UBND Đà Nẵng đồng ý bán sân vận động Chi Lăng cho Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh để đầu tư xây dựng dự án khu phức hợp tầm cỡ. Tháng 1/2011, Tập đoàn Thiên Thanh do ông Phạm Công Danh giữ chức Chủ tịch tập đoàn đã hoàn tất thủ tục mua sân vận động Chi Lăng với giá gần 1.400 tỷ đồng. Chính quyền Đà Nẵng đồng ý tách khu đất này thành 14 lô và giao quyền sử dụng đất cho 10 công ty của Tập đoàn Thiên Thanh. 3 năm sau, ông Phạm Công Danhbị cơ quan chức năng bắt giữ để điều tra hành vi cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Lúc này, toàn bộ sổ đỏ về khu đất Chi Lăng đã được cầm cố ở ngân hàng. Sau khi Phạm Công Danh bị bắt, dự án bắt đầu treo đến tận bây giờ.
Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng từng khẳng định, thành phố sẽ quyết tâm lấy lại sân vận động Chi Lăng chứ không để xẻ lô bán đất.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM
Kết luận của Thanh tra Chính phủ cho thấy trong quá trình triển thực hiện đầu tư, xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, UBND TP.HCM và các sở, ngành liên quan đã để xẩy ra những khuyết điểm, vi phạm, ảnh hưởng đến quyền lợi một số hộ dân sinh sống trên địa bàn, phát sinh khiếu nại gay gắt, kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm.
Trong đó nổi bật là việc một khu tái định cư 160ha tập trung ở cạnh khu trung tâm ĐTM Thủ Thiêm, UBND TP.HCM đã “hô biến” thành 6 địa điểm, đẩy người dân đi xa, trong đó có những nơi cách trung tâm Khu ĐTM Thủ Thiêm gần 15km như phường Thạnh Mỹ Lợi, phường Cát Lái. Tại 3 phường Bình Khánh, An Phú, An Khánh gần trung tâm Khu ĐTM Thủ Thiêm.
Thông báo của TTCP đã chỉ ra rằng UBND TP.HCM đã vi phạm các quy định của pháp luật trong việc lập, trình, phê duyệt quy hoạch và thu hồi đất trong phạm vi khu tái định cư 160ha thuộc 5 phường đã được Thủ tướng phê duyệt.
Cụ thể: TP.HCM đã phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương tạm giao, thu hồi và giao đất cho 51 dự án với tổng diện tích 144,6ha để đầu tư kinh doanh nhà ở, văn phòng, khu vui chơi, giải trí, công trình công cộng… sau khi Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch khu tái định cư. Hậu quả là Thủ Thiêm không đủ đất để bố trí tái định cư theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dẫn đến, làm phá vỡ quy hoạch được duyệt.
Việc UBND TP.HCM tùy tiện điều chỉnh 160ha đất tái định cư bằng cách chia nhỏ và bố trí ở các phường Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái, đưa người dân Thủ Thiêm đi xa nơi ở cũ, không nằm trong quy hoạch ban đầu là không thực hiện đúng chỉ đạo “tái định cư phải sát hoặc liền kề khu trung tâm” của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 367, gây bức xúc cho người dân.
An An
06:00, 03/01/2019
00:26, 03/01/2019
01:34, 02/01/2019