22/11/2024 | 18:45 GMT+7, Hà Nội

Dấu hiệu báo động cách quản lý tài chính chưa “nghiêm túc”, cách tiết kiệm tiền từ tư duy

Cập nhật lúc: 04/01/2016, 23:04

Dù bạn đang sở hữu một gia tài lớn hay chưa có gì trong tay thì điều đó cũng không quan trọng. Điều quan trọng là bạn nên bắt đầu ngay lập tức việc quản lý số tiền mình đang có. Dưới đây là những dấu hiệu báo động cách bạn quản lý tài chính chưa nghiêm túc và một số cách tiết kiệm tiền bằng cách thay đổi tư duy cực kỳ hiệu quả.

Trả tiền chậm các loại hóa đơn

Thỉnh thoảng bạn có thể quên trả tiền các hóa đơn. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên trả tiền chậm các hóa đơn thì đó lại là một dấu hiệu không hề tốt. 

Nếu bạn trả chậm vì không có tiền, việc lập ngân sách và theo sát các kế hoạch một cách cẩn thận sẽ giúp bạn trả các hóa đơn đúng hạn.

Mất ngủ vì lo lắng về tiền

Nếu bạn thao thức cả đêm vì lo lắng về tài chính hoặc nghĩ cách trang trải các chi phí, chắc chắn đây là một dấu hiệu cho thấy bạn cần phải thay đổi cách quản lý tiền bạc.

Nếu bạn thao thức cả đêm vì lo lắng về tài chính hoặc nghĩ cách trang trải các chi phí, chắc chắn đây là một dấu hiệu cho thấy bạn cần phải thay đổi cách quản lý tiền bạc.

Khi bạn có một ngân sách mà bạn có thể theo sát nó và một khoản tiền tiết kiệm dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp, bạn sẽ bớt lo lắng về tài chính, nghĩa là bạn có thể dễ dàng nghỉ ngơi hơn. Hãy thay đổi cách quản lý tiền bạc để bạn có thể ngủ ngon vào mỗi đêm.

Không có ngân sách

Nếu bạn đang kiếm tiền và chi tiêu từng ngày mà không có ngân sách thì bạn nên bắt đầu lập ngân sách, ngay cả khi bạn có thể trả tất cả các hóa đơn và không bao giờ lâm vào tình trạng bí tiền mỗi tháng. 

Một ngân sách sẽ giúp bạn không hoang phí cho những thứ không cần thiết và làm việc để đạt được mục đích của mình. Ngân sách giúp bạn xác định được mục tiêu và là bước đầu tiên trong việc kiểm soát tài chính của bạn. Nếu bạn không có một ngân sách, bạn dễ dàng tự lừa dối mình về tình hình tài chính của bản thân.

Ngập trong nợ nần

Nếu đang nợ nần chồng chất, bạn cần phải thay đổi. Bạn có thể bắt đầu bằng cách lên kế hoạch trả nợ, đồng thời làm việc chăm chỉ và có kỷ luật hơn.

Bị mắc kẹt trong tình trạng hết tiền

Nếu bạn cảm thấy không thể làm việc gì đó vì không có tiền, bạn cũng cần phải thay đổi cách quản lý tài chính. Bạn có thể trả hết các hóa đơn nhưng bạn dường như không thể thực hiện các bước tiếp theo.

Để thoát khỏi tình trạng hết tiền, bạn cần lập các kế hoạch tài chính. Một khi biết rõ mình muốn làm gì, bạn sẽ dễ dàng tạo động lực cho mình để thực hiện việc đó.

Hãy dừng cảm giác cái khó bó cái khôn để bắt đầu làm điều gì đó và thay đổi.

Nếu bạn cảm thấy không thể làm việc gì đó vì không có tiền, bạn cũng cần phải thay đổi cách quản lý tài chính.

Bạn hết tiền quá sớm (ngay đầu tháng, sau vài ngày nhận lương)

Nếu đến cuối tháng, bạn luôn lo lắng làm sao có tiền mua thức ăn hay trả các hóa đơn chứng tỏ bạn có vấn đề với tiền bạc.

Một ngân quỹ được chia ra thành nhiều khoản chi tiêu có thể giúp bạn không tiêu hết tất cả số tiền ngay từ đầu tháng.

Mỗi trục trặc bất ngờ đều trở thành thảm họa

Khi bạn đang gặp khó khăn về tài chính, việc sửa xe, chữa nhà hay khám bệnh đều khiến bạn cảm thấy dường như thế giới đang đến hồi kết thúc. Nếu lúc nào bạn cũng có cảm giác đó, bạn cần thay đổi cách quản lý tài chính. 

Một ngân sách và một quỹ khẩn cấp có thể giúp bạn thoải mái. Bắt đầu bằng cách tiết kiệm mỗi tháng một phần nhỏ, cuối cùng để riêng số tiền mà bạn có thể chi tiêu hàng ngày trong ít nhất là nửa năm, bạn có thể xử lý bất cứ điều gì mà cuộc sống ném vào mình.

Khi bạn đang gặp khó khăn về tài chính, việc sửa xe, chữa nhà hay khám bệnh đều khiến bạn cảm thấy dường như thế giới đang đến hồi kết thúc. Nếu lúc nào bạn cũng có cảm giác đó, bạn cần thay đổi cách quản lý tài chính.

Khi bạn gặp khó khăn về tài chính, việc sửa xe, chữa nhà hay khám bệnh đều khiến bạn cảm thấy dường như thế giới đang đến hồi kết thúc. Nếu lúc nào bạn cũng có cảm giác đó, bạn cần thay đổi cách quản lý tài chính.

Sự khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo là cách thức quản lý tiền bạc. Người giàu biết quản lý tiền bạc, còn người nghèo thì không (hoặc trốn tránh mọi vấn đề về tiền bạc).

Lý do của đa số mọi người là: họ không có nhiều tiền để quản lý, nó không tương xứng với thời gian để phải quản lý. Hoặc là bạn kiểm soát tiền, hoặc là tiền điều khiển bạn.

Có 1 sự thật là quản lý tiền bạc không làm hạn chế tự do mà ngược lại nó cho phép bạn có thể tạo ra tự do tài chính để không cần phải làm việc nữa.

Bạn hãy học cách quản lý từ những đồng tiền nhỏ nhất, khi bạn biết quản lý nó, bạn sẽ có rất rất nhiều tiền. Để có được số tiền lớn bạn phải có thói quen, kỹ năng quản lý số tiền nhỏ.

Bạn có thể tiết kiệm bằng cách thay đổi tư duy từ việc muốn tiêu tiền sang hài lòng với những gì bạn có như:

Kiểm soát chi tiêu

Khi bạn tiêu nhiều hơn kiếm được, bạn sẽ lâm vào cảnh nợ nần. Có thể là nợ bạn bè, người thân hay nợ thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng là con dao hai lưỡi. Sự tiện lợi của nó đi kèm với mức lãi suất cao, các khoản nợ sẽ tăng theo cấp số nhân nếu bạn thanh toán không đúng hạn.

Bạn phải kiểm soát được chi tiêu nếu không muốn trở thành con nợ. Chỉ nên mua những thứ cần thiết nằm trong khả năng chi trả của mình.

Khi bạn tiêu nhiều hơn kiếm được, bạn sẽ lâm vào cảnh nợ nần.

Khi bạn tiêu nhiều hơn kiếm được, bạn sẽ lâm vào cảnh nợ nần.

Hài lòng với những gì bạn có và loại bỏ nhu cầu tiêu tiền

Nhiều người chi quá tay bởi vì họ có nhu cầu tiêu tiền. Họ nghĩ rằng tiêu tiền sẽ khiến họ hạnh phúc và tin rằng mọi thứ họ mua là cần thiết.

Trên thực tế, phần lớn những gì bạn thực sự cần không hề tốn kém và nhiều thứ bạn nghĩ bạn cần thì lại quá đắt đỏ. Bạn không cần những bộ quần áo mới nếu bộ bạn đang mặc vẫn hợp mốt và đẹp. Bạn không cần một chiếc máy tính mới bởi vì chiếc máy bạn dùng mới được một vài năm.

Hãy hài lòng và hiểu được giá trị những gì bạn có và từ bỏ thói quen muốn tiêu tiền.

Bạn không cần những thứ lớn nhất và tốt nhất

Vì những kiểu điện thoại di động mới ra đời hàng tháng nên bạn không nên chạy theo “mốt”.

Nếu việc gây ấn tượng với người khác quan trọng đến nỗi bạn cần bỏ ra hàng chục triệu để mua những thứ mốt nhất và tốt nhất, thì bạn cần xem xét lại một cách nghiêm túc giá trị mối quan hệ của bạn với người khác.

Hãy học cách yêu những gì bạn có chứ không phải những gì bạn không có.

Hãy học cách yêu những gì bạn có chứ không phải những gì bạn không có.

Hãy học cách yêu những gì bạn có chứ không phải những gì bạn không có cũng là một cách quản lý tài chính cá nhân.

Không nợ nần là tốt nhưng tiết kiệm cho tương lai còn tốt hơn

Khi bạn thay đổi cách suy nghĩ từ mua sắm liên tục sang việc hài lòng với những gì bạn có, bạn sẽ nhận ra những tác động tích cực với bản thân và ngay cả mối quan hệ với người khác.

Kiểm soát chi tiêu sẽ giúp bạn tránh được nợ nần, quan trọng hơn, bạn cũng có thể tiết kiệm được tiền để chi tiêu lúc về già và làm nhiều điều có ý nghĩa trong cuộc sống.