Danh sách "kẻ thù giấu mặt" trong mỹ phẩm của phụ nữ
Cập nhật lúc: 13/07/2015, 13:30
Cập nhật lúc: 13/07/2015, 13:30
Phấn, son, phấn mắt, phấn má, kem lót, kem nền và thậm chí cả các sản phẩm dưỡng da như nước hoa hồng, tinh chất hoặc kem dưỡng của các hãng mỹ phẩm đang lưu hành trên thị trường hiện nay đều có chứa những thành phẩn cực kỳ độc hại cho sức khỏe con người. Một số thành phần của mỹ phẩm được cho phép sử dụng tuy nhiên nhiều nhà sản xuất đã lạm dụng những thành phần này ở số lượng lớn gây nên tác hại khôn lường.
Khi sử dụng mỹ phẩm, chị em phụ nữ buộc phải trang bị cho mình những kiến thức về một số thành phần gây hại cơ bản trong mỹ phẩm để phân biệt được nguy hại qua nhãn sản phẩm hoặc có sự lựa chọn an toàn bằng các cách thử độ an toàn mỹ phẩm trước khi sử dụng.
Một số chất dưới đây được coi là kẻ thù giấu mặt của nhan sắc và sức khỏe đang tiềm ẩn hàng ngày, hàng giờ trong hầu hết mỹ phẩm của phái nữ.
BHA là một chất bảo quản chủ yếu được tìm thấy trong kem dưỡng ẩm, là chất chống oxy hóa tổng hợp, bị nghi ngờ là chất gây ung thư, nghiên cứu trên động vật cho thấy BHA gây căng thẳng thần kinh, giảm tốc độ tăng trưởng, sụt cân, tổn thương gan.
BHA hoạt động như một estrogen tổng hợp hay xeno-estrogen, là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc, kích ứng mắt và có khả năng ăn mòn kim loại, tỉ lệ hấp thu qua da lên đến 13%.
Chất này thường được tìm thấy trong: bút kẻ mắt, phấn má, mascara, kem dưỡng ẩm, sơn móng tay.
Thủy ngân đứng đầu danh sách gây nguy hại cho cơ thể bởi nó rất dễ dàng xuyên qua da. Vào năm 2013, một hiệp ước toàn cầu mới được phát hành về việc giới hạn sử dụng thủy ngân trong nhiều vật dụng gia đình, ví dụ: bóng đèn nhưng lại không đề cập đến mascara.
Theo Liên Hợp Quốc, họ bỏ qua mascara bởi vì nó chỉ chứa "một lượng nhỏ" của kim loại độc hại này. Nhưng bạn cũng cần lưu ý rằng việc sử dụng mascara thường xuyên hay lạm dụng quá nhiều sẽ khiến cho chất này ngấm vào da và gây tác hại không nhỏ.
Chất này thường được tìm thấy trong: mascara, son môi.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy một số lượng lớn các loại son môi và son bóng không chỉ chứa chì mà còn chứa một số các kim loại khác như aluminum and cadmium. Son môi có chứa nhiều chì có thể gây tổn thương não, bệnh thận và nguy cơ ung thư.
Thường được tìm thấy trong: son môi, son bóng.
Loại dầu này có nhiều trong các đồ dưỡng thể, đồ dưỡng da mặt như dầu mát xa, dầu tẩy trang, baby oil, vaseline. Mineral oil có nguồn gốc từ dầu mỏ. Nếu sử dụng sản phẩm mỹ phẩm có chứa mineral oil thường xuyên sẽ làm tắc lỗ chân lông, khiến cho da giảm khả năng đào thải chất độc.
Khi vào cơ thể, mineral oil đọng ở gan và lấy đi hầu hết vitamin có trong gan,điều này có thể khiến cơ thể bị thiếu vitamin nghiêm trọng. Theo một nghiên cứu, tiếp xúc nhiều với chất này còn có khả năng gây ung thư da.
Chất này thường được tìm thấy trong: kem dưỡng da, kem dưỡng ẩm.
Paraben là biến thể của dầu hỏa, người ta dùng nó như một chất bảo quản trong mỹ phẩm và thức ăn để ngăn ngừa sự biến chất của sản phẩm. Các parabens có hoạt tính giống như nội tiết tố estrogen của phụ nữ, vì thế có thể làm rối loạn sự cân bằng nội tiết tố đồng thời chúng có thể gây ra chứng viêm biểu bì da.
Parabens còn có khả năng gây ra ung thư vú, các triệu chứng của sự mãn kinh và cả chứng loãng xương. Nhiều loại mỹ phẩm không ghi là Paraben nhưng ghi: methylparaben, propylparaben, ethylparaben, butylparaben - đây cũng là các chất có họ với Paraben mà bạn cần lưu ý.
Chất này thường được tìm thấy trong: hầu hết các loại mỹ phẩm.
Talc (hydrous magnesium silicate) là một chất ngậm nước, chất này được liệt vào danh sách các chất độc hại của chính phủ Canada. Talc là thành phần chính trong rất nhiều loại phấn rôm trẻ em, nó còn là chất có mặt trong rất rất nhiều sản phẩm makeup dạng bột (phấn phủ, phấn má, phấn mắt...).
Đã có khá nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, talc là nguyên nhân gây ung thư phổi, ung thư buồng trứng và ung thư da. Hạt talc có chứa amiăng có liên quan đến ung thư buồng trứng và các vấn đề hô hấp.
Tổ chức FDA đã đưa ra quy định về việc sử dụng talc trong nghành công nghiệp mỹ phẩm, đó là talc vẫn có thể được dùng trong mỹ phẩm nếu được xử lý để loại bỏ asbetos (tác nhân gây ung thư) và cho vào sản phẩm với hàm lượng cho phép. Tuy nhiên thực tế vẫn chưa thể kiểm soát việc này.
Chất này thường được tìm thấy trong: phấn mắt, phấn phủ, thành phần có trong mỹ phẩm có chứa khoáng.
09:20, 20/12/2015
22:11, 10/07/2015