19/01/2025 | 02:31 GMT+7, Hà Nội

Danh sách chi tiết đồ cần thiết cho bé sơ sinh mà mẹ bầu nên sắm  

Cập nhật lúc: 06/06/2018, 10:10

Một danh sách chi tiết các đồ cần thiết cho bé sơ sinh mà vẫn đảm bảo thiết thực, tiết kiệm là điều hết sức cần thiết cho các mẹ bầu, nhất là các mẹ mang thai lần đầu.

Chuẩn bị đồ chào đón con yêu là một việc làm đầy ý nghĩa của các bà mẹ nhưng cũng có thể khiến nhiều mẹ bầu stress trước quá nhiều thông tin về các vật dụng cần sắm sửa.

Chuẩn bị đồ chào đón con yêu là một việc làm đầy ý nghĩa mà bà mẹ nào cũng thích thú cũng có thể khiến nhiều mẹ bầu stress trước quá nhiều thông tin về các vật dụng cần sắm sửa.

Nếu tìm kiếm trên mạng, các mẹ bầu, đặc biệt là các mẹ bầu lần đầu tiên thường bị rơi vào “ma trận” các vật dụng dành cho bé sơ sinh mà vật dụng nào cũng được gắn kèm mác “cần thiết”, thậm chí là “thiết yếu” hoặc “không thể không có”.

Tuy nhiên, việc mua sắm đồ cho các bé sơ sinh có thực sự phức tạp đến thế hay không? Liệu một em bé mới sinh có cần cả tấn đồ đến như thế hay đấy chỉ là chiêu trò để bán hàng của các shop mẹ và bé?   

Để gỡ rối mớ bòng bong cho các mẹ bầu, chúng tôi đã tổng hợp danh sách các vật dụng thực sự cần thiết đối với bé sơ sinh dựa trên kinh nghiệm thực tế của gần 100 bà mẹ bỉm sữa. 

Danh sách chi tiết đồ

Danh sách chi tiết đồ cần thiết đối với bé sơ sinh được chúng tôi tổng hợp dựa trên kinh nghiệm thực tế của gần 100 bà mẹ bỉm sữa.

Các mẹ bầu cũng cần lưu ý, ngoại trừ những vật dụng mà các bé sẽ dùng số lượng lớn và liên tục như khăn xô, bỉm, giấy ướt thì các vật dụng còn lại nên mua với số lượng ít, nếu cần thiết có thể mua thêm sau vì khi sinh bé, các mẹ thường được tặng thêm rất nhiều đồ.

Bên cạnh đó, nhiều vật dụng, sau khi mua về cho bé dùng thử thì các mẹ mới phát hiện ra bé nhà mình không phù hợp và cần đổi loại khác. Vì thế, nếu mua với số lượng nhiều thì sẽ gây tốn kém và lãng phí không cần thiết.

Danh sách chi tiết đồ cần thiết cho bé sơ sinh mà mẹ bầu nên sắm

STT

CHI TIẾT

SỐ LƯỢNG

GHI CHÚ

1.

Bình sữa

1 cái

Nên mua ít để điều chỉnh theo nhu cầu của bé vì nhiều mẹ phải đổi loại bình sữa đến lần thứ 3, thứ 4 con mới hợp tác.  

2.

Cốc, thìa cho bé uống nước

1-2 cái

Bé chỉ cần uống rất ít, thậm chí hoàn toàn không cần uống nước trong 6 tháng đầu nếu được bú mẹ hoàn toàn.

3.

Sữa công thức và sữa non dự phòng

1 hộp nhỏ mỗi loại

Đề phòng trường hợp sau sinh mẹ chưa kịp có sữa cho bé bú.

4.

Áo, quần cotton sơ sinh dài tay

5 bộ

Nên mua nhiều quần hơn áo vì bé thường phải thay quần nhiều hơn.  

5.

Áo, quần cotton sơ sinh cộc tay

5 bộ

Nếu sinh em bé vào mùa hè. Bố mẹ không nên ủ các bé quá ấm vì nhiệt độ cơ thể em bé luôn cao hơn người lớn. Về mùa hè, các mẹ cần nằm thoáng mát, thậm chí hơi lạnh hơn nhu cầu của người lớn một chút. Việc ủ bé quá ấm có thể khiến béra mồ hôi lưng và ngấm ngược trở lại gây viêm phổi cho bé.

6.

Áo body cotton dài/cộc tay

5 bộ

Áo body sẽ giúp giữ tã, bỉm của các bé chắc chắn hơn, tránh bị tuột hay xô lệch.

7.

Áo gile, áo khoác, khăn quấn, khăn ủ

3-4 cái/loại

Nếu sinh em bé vào mùa đông.

8

Quần áo đẹp để ra ngoài

 

Tùy thuộc nhu cầu gia đình.

9.

Bao chân, bao tay

5 bộ

Cần thiết để giữ ấm chân tay cho bé. Kể cả vào mùa hè, khi bé có thể mặc quần áo cộc nhưng mẹ cũng nên liên tục kiểm tra chân tay để đảm bảo chân tay bé không bị lạnh.

10

Che thóp, mũ

2 bộ

Nếu bé sinh vào mùa đông thì mũ và thóp che đầu là cần thiết. Nếu bé sinh mùa hè thì có thể để hở đầu bé cho thoáng. Lưu ý tránh gió thổi thẳng vào đầu và thóp bé. Khi ra ngoài nên dùng mũ che thóp bé.

11

Khăn xô

30 cái

Có thể mua nhiều hơn vì mẹ sẽ liên tục cần khăn mới để lau cho bé mỗi khi bé trớ sữa, khi bé ti, hoặc có thể để thấm sữa nếu sữa về nhiều.

12

Yếm

Không thực sự cần

Có thể không cần mua vì khi mới sinh, mẹ có thể dùng khăn xô mỏng để quàng cổ cho bé, thay cho yếm. Khi bé bắt đầu ăn dặm thì mới thực sự cần yếm để tránh rớt đồ ăn ra quần áo.

13

Băng rốn

15 cái

Thông thường em bé sẽ rụng rốn sau khoảng 1-2 tuần và hàng ngày đều cần thay băng rốn mới để đảm bảo vệ sinh. Cần mua kèm cồn y tế để sát khuẩn cho bé.

14

Gạc rơ lưỡi

Không thực sự cần

Nếu bé bú mẹ hoàn toàn thì việc rơ lưỡi là không cần thiết trong khoảng 1-2 tháng đầu, ngoại trừ việc bé bị nấm lưỡi, bị sữa đọng trắng lưỡi. Mẹ có thể mua sẵn 1 hộp nhỏ để đề phòng.

15

Nước muối sinh lý nhỏ mắt mũi

1 vỉ to

Nên sử dụngthường xuyên để giúp bé thông mũi, rửa mắt, đặc biệt là đối với các bé nằm điều hòa.

16

Tã giấy lót phân xu + quần đóng tã

1 bịch to

Bé mới sinh có thể đi phân xu đến 10 hoặc thậm chí 15 lần/ngày, mỗi lần chỉ một chút xíu nhưng cần thay ngay để đảm bảo vệ sinh cho bé.

17

Khăn giấy khô

3 bịch

Khăn giấy khô là loại vật dụng mà mẹ và bé sẽ dùng rất nhiều và nhanh hết nên mẹ có thể mua nhiều để đỡ mất công mua sắm. Khăn giấy khô có tác dụng tương tự khăn giấy ướt nhưng an toàn hơn vì ít ngâm tẩm hóa chất, đặc biệt là hóa chất tạo mùi như khăn giấy ướt. Trước khi dùng, mẹ thấm nước khăn giấy khô để lau cho em bé.

18

Khăn giấy ướt

Không cần thiết

Có thể thay bằng khăn giấy khô hoặc chọn loại an toàn cho em bé, không chất tẩy, không hóa chất và chất tạo mùi.

19

Bỉm

1 bịch to

Sau thời gian bé ị phân xu, mẹ có thể chuyển sang các loại bỉm sơ sinh cho bé

20

Tã + kim băng

 

Nếu không đóng bỉm, mẹ có thể dùng tã quấn cho con. Tuy nhiên, việc quấn tã sẽ khiến mẹ vất vả hơn vì liên tục phải thay, giặt,… khiến mẹ ít thời gian nghỉ ngơi hơn. Việc dùng tã cũng có thể khiến bé bị lạnh nếu mẹ không phát hiện bé tè/ị và thay ngay lập tức. Trong khi đó, việc dùng bỉm cho phép mẹ có thể trì hoãn việc thay bỉm cho bé trong một khoảng thời gian ngắn để làm những việc khác.

21

Kem hăm

1 lọ

Nên mua kem hăm loại tốt, nếu có thể thì nên dùng hàng nhập ngoại vì kem hăm rất cần thiết, giúp bé chống hăm do đi vệ sinh liên tục và ẩm ướt.

22

Hút mũi, cắt móng tay, màn chụp, kẹp nhiệt độ, kem trị muỗi đốt, bông ngoáy tai loại nhỏ

1 bộ

Đây đều là những vật dụng cần thiết, mẹ nên sắm cho bé

23

Sữa tắm, nước rửa bình sữa, cọ rửa bình sữa, nước giặt quần áo, kem massage dành riêng cho em bé

1 bộ

Mẹ nên sắm các sản phẩm riêng dành cho bé vì da bé rất ngạy cảm

24

Khăn xô tắm

4 cái

Để lau người cho bé sau khi tắm

25

Khăn ủ, chăn quấn

Tùy thuộc thời tiết

Cần lưu ý là không ủ bé quá ấm, tránh ra mồ hôi lưng và ngấm ngược trở lại gây viêm phổi cho bé.

26

Chiếu lót, chăn đắp

2 cái

Tấm lót để tránh bé tè/ị ra giường. Chăn nên mua 1 chiếc dày, 1 chiếc mỏng để sử dụng phù hợp với thời tiết.

27

Máy hút sữa và túi trữ sữa

 

Tùy thuộc vào cơ địa và nhu cầu của mẹ mà có thể quyết định mua máy hút sữa hay không. Máy hút sữa có thể giúp kích thích tuyến sữa, tiết sữa nhiều hơn, giúp mẹ chủ động giờ hút sữa cho bé ti để có thêm thời gian nghỉ ngơi hoặc hút bớt sữa nếu mẹ nhiều sữa, con bú không kịp. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ cho biết họ chỉ có đủ kiên nhẫn để dùng máy hút sữa trong vòng khoảng 1 tháng đầu.

28

Máy hâm sữa, Máy tiệt trùng bình sữa các loại

Không cần thiết

Nếu có điều kiện, các mẹ có thể mua máy hâm sữa và máy tiệt trùng bình sữa. Nếu không, các mẹ chỉ cần ngâm sữa vào nước ấm hoặc đun bình sữa trong nước sôi để tiệt trùng là đủ.

29

Các vật dụng nhà tắm: Chậu tắm, tấm đỡ bé tắm, đèn sấy

 

Tùy vào nhu cầu của gia đình và thời tiết

Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo mua sắm thêm gối chống trào ngược và chống bẹt đầu, các loại chiếu, võng, nôi, cũi, xe đẩy, thảm chơi cho bé, các loại đồ chơi,.. tùy theo nhu cầu.

Tuy nhiên, các loại vật dụng này có thể từ từ sắm vì trong thời gian khoảng 1 tháng sau khi sinh, các bé chưa cần đến nhưng món đồ này. Việc sắm đầy đủ ngay từ đầu có thể gây lãng phí và chật nhà nếu gia đình bạn không thực sự dư dả về tài chính.