18/01/2025 | 18:07 GMT+7, Hà Nội

Danh sách các loại khẩu trang y tế được Bộ Y tế khuyên dùng

Cập nhật lúc: 05/03/2020, 09:10

Trước tình hình diễn biến mới của dịch nCoV gây ra tại Việt Nam, để không thiếu khẩu trang y tế và trang phục phòng, chống dịch bệnh. Bộ Y tế công bố danh sách 33 công ty cung ứng khẩu trang, trang phục phòng dịch nCoV.

1. Khẩu trang y tế là gì

Khẩu trang y tế hay còn gọi là khẩu trang là một loại mặt nạ bảo vệ được sử dụng để bịt vùng mặt (thường là mũi, miệng) để ngăn ngừa bảo vệ người đeo khỏi bị lây nhiễm các loại vi khuẩn, dịch bệnh, bụi bặm thông qua đường hô hấp. 

Khẩu trang y tế được sử dụng nhiều trong các cơ sở y tế, cung cấp cho các bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên, giám định pháp y... đặc biệt là những người làm công việc phẫu thuật, mổ xẻ.

Khẩu trang có ba tác dụng chính là ngăn bụi, ngăn hóa chất (kể cả khói xe) và ngăn vi sinh vật. Khẩu trang ngăn vi sinh vật phải được sản xuất bằng những nguyên liệu và công nghệ đặc biệi. Một trong những biện pháp hiệu quả và đơn giản để phòng dịch cúm là dùng khẩu trang vừa có tác dụng che bụi vừa có tác dụng ngăn ngừa lây nhiễm bệnh cúm.

2. Lợi ích của khẩu trang y tế 

Với tình hình ô nhiễm không khí như hiện nay, việc thường xuyên tiếp xúc với khói bụi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới đường hô hấp mà còn khiến làn da và sức khỏe bị giảm sút. 

Ngoài ra, trước diễn biến dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra tại Trung Quốc và lây lan rất nhanh tới hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ, Tổ chức Y tế thế giới – WHO và Bộ Y tế đã đưa ra những cảnh báo và cách phòng, chống căn bệnh này. 

Trong đó, việc đeo khẩu trang y tế đúng cách là một trong những hành động tuy đơn giản nhưng hiệu quả phòng bệnh lại rất cao.

3. Cách chọn khẩu trang y tế tốt cho sức khỏe

Rõ ràng sức khỏe là điều quan trọng nhất mà ai cũng cần tới, mà khẩu trang y tế là giải pháp giúp bạn tự bảo vệ bản thân trước ô nhiễm và dịch bệnh. Vậy nên lựa chọn loại khẩu trang y tế như thế nào là tốt nhất để bảo vệ sức khỏe?

Khi chọn khẩu trang y tế tốt, bạn nên chọn những loại có từ 2 lớp trở lên, có thanh nhựa dẻo hoặc kim loại để cố định mũi, dây đeo chắc chắn, thiết kế che phủ từ mũi đến cằm, ôm sát mặt. Ưu tiên loại có chất liệu vải thông thoáng, dễ hít thở, nhất là loại chứa than hoạt tính có khả năng kháng khuẩn cực tốt.

Muốn kiểm tra một loại khẩu trang y tế tốt hay không, người tiêu dùng còn có thể kiểm tra bằng cách nhúng vào nước, bởi theo tiêu chuẩn TCVN 8389 – 1:2010 thì những khẩu trang y tế tốt, chất lượng phải là loại khẩu trang chống thấm nước, nếu thấm nước đó là loại kém chất lượng và không nên mua.

Điều quan trọng là bạn mua khẩu trang y tế từ những thương hiệu nổi tiếng, uy tín, có nguồn gốc, lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng, các chứng nhận đã đạt được in kèm trên sản phẩm rõ ràng. 

Có thể mua ở cửa hàng phân phối chính hãng, nhà thuốc, siêu thị và không nên mua ở lề đường, các quán tạp hóa, hàng nước,… Hãy là người tiêu dùng thông minh để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân!

4. Danh sách các loại khẩu trang y tế được Bộ Y tế khuyên dùng

Theo công văn 403/BYT-TB-CT do Bộ Y tế ban hành ngày 2/2, có 02 công ty sản xuất khẩu trang N95 (hoặc tương đương) và 22 công ty sản xuất khẩu trang y tế 3, 4 lớp, gồm:

5. Một số khuyến cáo khi dùng khẩu trang y tế

Ở Việt Nam có không ít loại khẩu trang bày bán ở các vỉa hè được may từ những loại vải mốc meo, mút phế liệu và chưa được xử lý giặt tẩy, chứa vô số vi khuẩn đe dọa sức khỏe người sử dụng. Nhiều nơi khẩu trang là từ nguyên liệu là các loại rác thải bằng vải và không đạt chất lượng.

Đặc biệt, đa số các loại khẩu trang được bày bán hiện nay đều có thiết kế không ôm sát phần mũi và miệng người đeo, tạo ra những kẽ hở để vi khuẩn xâm nhập. Vì thế khẩu trang chỉ giúp tránh được bụi phần nào chứ không tránh được các loại vi khuẩn.

Khi mang khẩu trang phải kín cả mũi và miệng. Nếu không thì bụi, hóa chất, vi sinh vật không đi qua bộ phận lọc mà len theo kẽ hở vào thẳng mũi và miệng, chạy sâu vào phổi. Đối với loại khẩu trang đeo sát mũi thì bụi, hóa chất và vi sinh vật vẫn có khả năng thâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, cho dù mức độ thấp hơn.

Nhiều người có thói quen mua khẩu trang dọc đường rồi sử dụng ngay hoặc treo, móc khẩu trang trên xe, bỏ trong túi áo quần… khiến khẩu trang nhiễm thêm vi sinh vật gây hại do bụi, ẩm, mốc, mùi hôi... Không loại trừ trường hợp bị tái viêm mũi do sử dụng khẩu trang đã nhiễm vi khuẩn trước đó. Do vậy, đối với khẩu trang làm bằng vải thông thường phải giặt sạch sau khi mua. Khi đã sử dụng thì nên giặt mỗi ngày.