19/04/2024 | 08:38 GMT+7, Hà Nội

CPI trong tháng 11 chỉ tăng 0,32%

Cập nhật lúc: 29/11/2021, 14:39

Trong tháng 11/2021, giá xăng dầu, gas, rau xanh, vật liệu xây dựng,... liên tục tăng giá. Thế nhưng, chỉ số CPI trong tháng 11 bất ngờ, khi chỉ tăng 0,32%.

Mặc dù mới đây, giá xăng trong nước đã có kỳ điều chỉnh giảm xuống 750 - 1.000 đồng/lít, hiện ghi nhận ở ngưỡng 22.910 đồng - 23.900 đồng/lít, thế nhưng, so với bình quân mọi năm, đây vẫn là mức giá rất cao. 

Không chỉ giá xăng, trong tháng 11/2021, thị trường tiêu dùng còn ghi nhận hàng loạt mặt hàng thiết yếu khác tăng giá không ngừng. Đơn cử như rau xanh tại Hà Nội, hay giá gas cũng tăng thêm 500.000 đồng/bình 12 kg.

Tương tự, các mặt hàng vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi măng, gạch đã tiếp tục chiều hướng tăng giá trong tháng 11.

Dù vậy, theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 11 chỉ tăng 0,32% so với tháng trước, tăng 2% so với tháng 12/2020 và tăng 2,1% so với tháng 11/2020.

Trong tháng 11/2021, giá xăng dầu, gas, rau xanh, vật liệu xây dựng,... liên tục tăng giá. Thế nhưng, chỉ số CPI trong tháng 11 bất ngờ, khi chỉ tăng 0,32%.
Trong tháng 11/2021, giá xăng dầu, gas, rau xanh, vật liệu xây dựng,... liên tục tăng giá. Thế nhưng, chỉ số CPI trong tháng 11 bất ngờ, khi chỉ tăng 0,32%.

Tổng cục Thống kê lý giải: Giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới; các địa phương dần trở lại với trạng thái bình thường mới khiến giá hàng hóa và dịch vụ có xu hướng tăng là các nguyên nhân chính khiến CPI tăng trong tháng 11.

Tính chung 11 tháng năm 2021, CPI tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 11 tháng tăng 0,82%.

Trong khi đó, Lạm phát cơ bản tháng 11/2021 tăng 0,11% so với tháng trước, tăng 0,58% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 11 tháng năm nay tăng 0,82% so với cùng kỳ năm 2020.

Trước đó, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương khẳng định: Chắc chắn việc tăng giá các mặt hàng, nhất là các mặt hàng nguyên liệu như xăng, dầu và giá vận chuyển sẽ làm góp phần khiến giá thành, chi phí sản xuất cao lên và giá hàng tiêu dùng trong nước tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Hải cho rằng mục tiêu giữ CPI dưới 4% trong năm 2021 chắc chắn sẽ đạt được, thậm thậm chí, CPI cả năm sẽ dưới 2%.

Do đó, để hạn chế tối đa sức ép tăng CPI, Bộ Công thương tiếp tục quan tâm chỉ đạo quyết liệt 2 nhóm mặt hàng là xăng dầu và điện. Liên Bộ Công thương - Tài chính tiếp tục sử dụng linh hoạt, hiệu quả Quỹ Bình ổn giá để hạn chế mức tăng của giá xăng dầu trong nước so với mức tăng cao của giá xăng dầu thế giới.

Nguồn: https://congluan.vn/bat-chap-gia-ca-hang-hoa-nhien-lieu-leo-thang-cpi-trong-thang-11-chi-tang-032-post169453.html