23/11/2024 | 06:44 GMT+7, Hà Nội

Cốc nguyệt san và tampon gây ra chứng sốc độc như thế nào?

Cập nhật lúc: 23/04/2018, 13:47

Theo một nghiên cứu mới nhất, băng vệ sinh dù làm từ chất liệu gì, có thân thiện môi trường hay an toàn đến mấy cũng có thể gây ra tình trạng sốc độc.

Gần đây có rất nhiều vụ sốc độc băng vệ sinh gây nguy hiểm đến tính mạng của chị em phụ nữ, mới nhất là nữ siêu mẫu người Mỹ, Lauren Wasser đã phải cắt bỏ hai chân vì nhiễm bệnh này.

Nhiều nhãn hàng đã sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm băng vệ sinh an toàn, chất liệu từ thiên nhiên để đối phó với chứng sốc độc băng vệ sinh.

Tuy nhiên, nghiên cứu của trường Đại học Claude Bernard (Pháp) cho rằng, cốc nguyệt san và băng vệ sinh dạng tampon thậm chí còn có thể gây ra tình trạng sốc độc nặng hơn băng vệ sinh thông thường.

Do hai loại trên được đặt vào âm đạo sâu hơn nên chúng sẽ khiến môi trường âm đạo ẩm ướt và giúp các vi khuẩn hoạt động mạnh hơn.

Các sản phẩm mới nhất và được coi là an toàn nhất làm từ bông hữu cơ cũng được xem là có thể gây nguy cơ sốc độc. Không khí giữa các sợi trong băng vệ sinh thúc đẩy sự phát triển của Staph A (Tụ cầu vàng), trong khi đó, cốc nguyệt san rạo ra luồng không khí tràn vào nhiều hơn dẫn đến việc vi khuẩn cũng phát triển mạnh và dễ dàng hơn.

Băng vệ sinh giấy vẫn là loại an toàn nhất, nhưng với điều kiện bạn phải thay rửa thường xuyên. Nếu như dùng cốc nguyệt san, hãy tiệt trùng hoặc đun sôi giữa các lần thay để nó hoàn toàn sạch vi khuẩn.

Chứng sốc độc băng vệ sinh là bệnh gây ra bởi vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus pyogenes. Bệnh này có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng thường gặp nhất là phụ nữ dùng băng vệ sinh.
Nguyên nhân bệnh sốc độc là do băng vệ sinh thấm hút tạo điều kiện cho vi khuẩn Staphylococcus aureus phát triển và đi vào máu gây nhiễm độc.