22/11/2024 | 21:06 GMT+7, Hà Nội

Co-working – Cuộc cách mạng về không gian làm việc

Cập nhật lúc: 22/06/2017, 10:44

Hiện nay, đại bộ phận nhân viên văn phòng đều mong muốn có không gian làm việc trẻ trung, năng động, kích thích sáng tạo. Đối với những ngành nghề đặc thù không yêu cầu ngồi tại chỗ, họ luôn tìm tới các điểm không gian làm việc chung (Co-working) để vừa có thể làm việc, vừa có thể thư giãn hoặc gặp đối tác, giao lưu bạn bè.

Đối thủ của quán cà phê và văn phòng truyền thống

Nói Co-working là đối thủ của quán cà phê và văn phòng truyền thống quả không sai. Bởi quán cà phê có thể đáp ứng được 100% nước uống, đồ ăn nhưng rất khó đáp ứng được 100% không gian làm việc, nghỉ ngơi và giải trí của khách hàng. Tương tự, văn phòng truyền thống không gian làm việc tập trung cao độ, áp lực rất lớn khiến khả năng sáng tạo của nhân viện sụt giảm và thời gian nghỉ ngơi thư giãn gần như bằng không.

Ngược lại, Co-working ra đời đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu làm việc, ăn và ngủ của người thuê bất kể thời gian dài hay ngắn. Cụ thể, mô hình Co-working không chỉ đem lại lợi ích cho người đi thuê văn phòng mà còn cho các chủ tòa nhà.

Theo phân tích của CBRE, mô hình này đem đến cho khách thuê văn phòng thêm lựa chọn với chi phí thuê tương đối cạnh tranh, thậm chí thấp hơn so với thuê văn phòng truyền thống.

Tuy nhiên lợi thế cạnh tranh lớn nhất của Co-working là thời hạn thuê linh hoạt, cho phép thành viên sử dụng với thời gian tùy theo nhu cầu, từ theo ngày, theo tuần cho đến một vài tháng hoặc một vài năm.

Các doanh nghiệp mới khởi nghiệp sử dụng không gian Co-working có thể tiết kiệm chi phí khoảng 25% so với các mô hình văn phòng truyền thống hiện tại

Các doanh nghiệp mới khởi nghiệp sử dụng không gian Co-working có thể tiết kiệm chi phí khoảng 25% so với các mô hình văn phòng truyền thống hiện tại.

Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp luôn muốn tập trung thời gian công sức vào sáng tạo hoặc kinh doanh. Có nghĩa nếu thuê các văn phòng truyền thống, khu nhà văn phòng, họ phải mất thời gian vào việc mặc cả với chủ đầu tư mua sắm trang thiết bị bàn ghế, hoặc với các nhà cung cấp dịch vụ điện, nước, internet,… theo tháng.

Trong khi đó, Co-working cung cấp đầy đủ các tiện ích dịch vụ mà văn phòng thông thường không có sẵn như: pantry, phòng họp, máy in máy chiếu thậm chí bể bơi, phòng gym/ yoga, nhà hàng.

Đối với chủ tòa nhà, các đơn vị Co-working thường thuê diện tích lớn, thích hợp cho việc đẩy nhanh tỷ lệ lấp đầy. Bên cạnh đó, Co-working cũng giúp cho các tòa nhà thu hút được đối tượng khách thuê nhỏ, thường là các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu chưa phát triển, vốn gặp khó khăn trong việc tìm được diện tích thuê thích hợp. Các khách thuê này vẫn có tiềm năng trở thành khách thuê văn phòng truyền thống một khi phát triển lớn mạnh.

Kiến trúc sư Phạm Xuân Nghĩa (đại diện Công ty Kiến trúc Thiết kế Không gian Toong) cho hay, khi thiết kế không gian làm việc chung đòi hỏi các chi tiết thiết kế đều phải được nghiên cứu hết sức tỉ mỉ với sự tìm tòi và cân nhắc kỹ lưỡng. Ở bất kì một không gian làm việc chung nào cũng đòi hỏi phải tạo được ấn tượng và bản sắc riêng của mình để không thể tìm thấy ở một không gian khác.

Đặc biệt, ở không gian Toong phải đưa các yếu tố bản địa đích thực vào từng không gian một cách hài hòa và tinh tế, mà vẫn đảm bảo tính thoải mái, hoạt động hiệu quả đúng theo tiêu chí cơ bản của một Co-woking.

Mức giá thuê căn cứ vào nhu cầu sử dụng

Hiện nay, Co-working có thể cung cấp đầy đủ dịch vụ cho một cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức nhỏ đến lớn. Nếu một công ty hoặc tổ chức thuê văn phòng truyền thống có quy mô khoảng 80m2, trong đó có một phần là các phòng họp, phòng tiếp khách ít khi sử dụng đến thì lại rất lãng phí. Ngược lại, Co-working chỉ cần thuê một văn phòng và chia sẻ sử dụng phòng họp, phòng khách, phòng nghỉ ngơi với công ty khác.

Theo đại diện của Toong, giá thuê tại đây không tính theo mét vuông như văn phòng truyền thống mà căn cứ vào quy mô cũng như nhu cầu sử dụng của người thuê và phân chia thành các gói khác nhau.

Nhờ đó, các doanh nghiệp mới khởi nghiệp có thể tiết kiệm chi phí khoảng 25% so với các mô hình văn phòng truyền thống hiện tại. Vị đại diện này kì vọng những lợi ích mà mô hình nàyđem lại cùng với việc phát triển không ngừng của cộng đồng khởi nghiệp Việt thì Toong sẽ mất khoảng 2 năm để thu hồi vốn đầu tư một dự án Co-working.

Đánh giá về rủi ro cho việc phát triển các mô hình Co-working trong tương lai, bà Nguyễn An (Giám đốc bộ phận nghiên cứu Dịch vụ CBRE) cho hay: “Mô hình Co-working vẫn là một mô hình mới, không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.

Vì vậy tính bền vững của mô hình này còn chưa được kiểm chứng. Với tốc độ tăng trưởng trung bình cao, vào khoảng 58% mỗi năm, và mức độ cạnh tranh tăng, đặc biệt với sự tham gia của các tên tuổi nước ngoài, câu hỏi đặt ra là liệu các đơn vị Co-working có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng như hiện nay và cam kết vào hợp đồng thuê dài hạn với các chủ tòa nhà hay không. Nhìn chung, Co-working, như bất kỳ mô hình mới nào khác, cần có thêm thời gian để chứng minh tính bền vững của mình