19/01/2025 | 13:22 GMT+7, Hà Nội

Chuyển trụ sở công ty cần làm thủ tục gì về BHXH?

Cập nhật lúc: 27/02/2019, 13:00

Khi công ty chuyển trụ sở sang quận khác công ty phải có trách nhiệm làm nhiều thủ tục liên quan đến BHXH cho các nhân viên.

Thủ tục liên quan BHXH cần làm khi chuyển trụ sở công ty

Bạn đọc Hoàng Lan - Hà Nội đặt câu hỏi: Tôi làm bên bộ phận Hành chính - Nhân sự của Công ty. Hiện nay, công ty tôi vừa hoàn thành việc chuyển trụ sở từ quận Ba Đình - Hà Nội sang quận Hà Đông - Hà Nội. Vậy công ty tôi cần làm thủ tục gì liên quan đến bảo hiểm xã hội?

7X7A0130

Khi chuyển trụ sở công ty cần làm các thủ tục về BHXH

Liên quan đến vấn đề này,Luật sư Nguyễn Duy Hội - Công ty Luật TNHH Everest (Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198)

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 38Quyết định 595/QĐ- BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định như sau:

“1. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN

…1.5. Đơn vị chuyển địa bàn, chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản phải đóng đủ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động đến thời điểm di chuyển, chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản để làm căn cứ chốt sổ BHXH giải quyết chế độ cho người lao động.”

Như vậy, khi công ty chuyển trụ sở sang quận khác phải hoàn thành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động đến thời điểm công ty chuyển trụ sở. Sau khi giải quyết các thủ tục về đóng bảo hiểm đầy đủ và chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động ở cơ quan bảo hiểm xã hội quận cũ thì cơ quan bạn phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mới chuyển trụ sở đến.

Để chấm dứt quá trình tham gia BHXH, BHYT tại quận cũ thì bạn phải làm hồ sơ theo phiếu giao nhận hồ sơ số 106/…../THU quy định về: Ngưng tham gia BHXH

Thành phần hồ sơ bao gồm:

– Quyết định/Văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc giải thể, chấm dứt hoạt động, chuyển địa phương khác hoặc Quyết định giải thể của đơn vị… (Bản sao);

– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS, 01 bản);

– Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 thẻ/người);

– Chứng từ nộp tiền (Bản sao nếu có).

Để đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội quận mới, bạn làm theo thủ tục của phiếu giao nhận hồ sơ số 101/…./THU quy định về: Đăng ký tham gia BHXH, BHYT bắt buộc lần đầu, đơn vị chuyển từ địa bàn tỉnh; thành phố khác đến.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (theo mẫu số TK3-TS);

– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (theo mẫu số TK1-TS);

Danh sách người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (theo mẫu số D02-TS);

– Bản sao Giấy phép kinh doanh hoặc Quyết định thành lập;

– Thông báo kết quả đóng bảo hiểm do cơ quan bảo hiểm xã hội quận cũ cấp (theo mẫu C12-TS).

Ngoài ra còn có thể có các loại hồ sơ bổ sung liên quan khác như:

– Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn

– Đối với đơn vị tham gia BHXH tại nơi khác chuyển đến: Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN của cơ quan BHXH tham gia trước đó theo mẫu C12-TS

– Trường hợp truy thu đối với người được cử đi học tập hoặc công tác nước ngoài: HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận.