23/11/2024 | 10:26 GMT+7, Hà Nội

Chùm ảnh sự khác biệt mùa tựu trường xưa và nay

Cập nhật lúc: 05/09/2018, 03:00

Không khí tựu trường ở thời nào cũng vậy, xưa và nay đều giống nhau khi luôn tạo ra được cảm xúc hân hoan, háo hức và lâng lâng cho mỗi học sinh khi bước vào năm học mới sau kỳ nghỉ hè dài đằng đẵng.

Hằng năm, cứ vào ngày 5/9, học sinh sinh viên trên toàn lãnh thổ Việt Nam lại nô nức tham dự buổi tựu trường của năm học mới.

Không khí tựu trường ở thời nào cũng vậy, xưa và nay đều giống nhau khi luôn tạo ra được cảm xúc hân hoan, háo hức và lâng lâng cho mỗi học sinh khi bước vào năm học mới sau kỳ nghỉ hè dài đằng đẵng.

Duy chỉ có khung cảnh tựu trường mỗi năm mỗi khác, thay đổi và có thể tươi mới hơn mỗi thập kỷ, thậm chí là mỗi năm.

Khuôn mặt tươi tắn, rạng rỡ của nhóm nữ sinh một trường trung học miền Nam thập niên 1970 trong ngày tựu trường. (Ảnh tư liệu)

Khuôn mặt tươi tắn, rạng rỡ của nhóm nữ sinh một trường trung học miền Nam thập niên 1970 trong ngày tựu trường. Ảnh tư liệu.

Hình ảnh

Hình ảnh khai giảng năm 72-73. Tuy rằng, rất khó khăn để có được một buổi lễ khai giảng không có tiếng "mưa bom súng đạn" nhưng theo truyền thống, buổi lễ vẫn được tổ chức với khẩu hiểu "Năm học kiên cường chống Mỹ". Ảnh tư liệu.

Lễ khai giảng tại Trường Trung học Bồ Đề Đà Nẵng. Ảnh:

Lễ khai giảng tại Trường Trung học Bồ Đề Đà Nẵng. Ảnh: Chsbodelengoctam.

Những em bé miền Nam

Những em bé miền Nam những năm 1975 trong ngày tựu trường. Ảnh: Saigongiaiphong.

Nữ sinh trường Quốc học Huế thướt tha áo dài trong ngày khai trường. (Ảnh tư liệu).

Hình ảnh những nữ sinh của Huế với chiếc áo dài thướt tha trong này tựu trường. Ảnh: Lao Động.

Dù cho trong điều kiện hoàn cảnh không đầy đủ như thời nay, nhưng với những em học sinh ngày tựu trường vẫn luôn là ngày ý nghĩa

Dù cho trong điều kiện hoàn cảnh không đầy đủ như thời nay, nhưng với những em học sinh ngày tựu trường vẫn luôn là ngày ý nghĩa. Ảnh: VTC.

Dường như mũ rơm chống đạn là

Dường như mũ rơm chống đạn là "đồng phục" của các em học sinh thời bấy giờ.

Sau này, khi mưa bom đạn lửa đã qua, người dân không phải lo ngay ngáy đạn bay trên đầu và cuộc sống được cải thiện hơn nhờ hội nhập văn hóa và kinh tế. 
Do đó mà buổi tựu trường của các năm cũng thay đổi nhiều. Học sinh háo hức không chỉ không khí rộn ràng được gặp lại thầy cô, bạn bè sau kỳ nghỉ dài mà còn mang tâm trạng vui sướng hơn khi được cha mẹ sắm sanh quần áo mới, ôm chiếc cặp mới cùng sách vở tinh tươm thơm phức mùi giấy mới đến trường.
Tiết mục văn nghệ của các em học sinh trong lễ khai giảng năm học 1990 - 1991 tại trường Phạm Hồng Thái.

Tiết mục văn nghệ của các em học sinh trong lễ khai giảng năm học 1990 - 1991 tại trường Phạm Hồng Thái. Ảnh: Phamhongthaind.

Ảnh chụp buổi tựu trường năm 2014 tại trường THPT Marie Curie (TP.HCM)

Ảnh chụp buổi tựu trường năm 2014 tại trường THPT Marie Curie (TP.HCM). Tuy chỉ cách đây 4 năm nhưng cũng đã nhuốm màu thời gian. Ảnh: Zingnews.

Lễ khai giảng tại trường THCS Nghĩa Tân.

Lễ khai giảng tại trường THCS Nghĩa Tân năm 2017. Ảnh: Tieudungplus.

Ngày nay, những buổi khai giảng còn là dịp để các cô cậu học trò có cơ hội để

Ngày nay, những buổi khai giảng còn là dịp để các cô cậu học trò có cơ hội để "má phấn môi son" mà không sai quy định, để nhiều nữ sinh được diện những tà áo dài duyên dáng dù không phải là đồng phục. Ảnh: Kenh14.

Trang phục truyền thống như áo dài, quần xanh áo trắng khăn quàng đỏ cũng bị mai một đi nhiều.

Trang phục truyền thống như áo dài, quần xanh áo trắng khăn quàng đỏ cũng bị mai một đi nhiều. Thay vào đó là đồng phục riêng của các trường mang cá tính và năng động.

Rồi cũng có những khai giảng mà tưởng chừng không có ở xã hội hiện đại, như học sinh vượt lũ, cô giáo cõng các em băng qua sông đến trường. Nhưng sau tất cả, niềm hân hoan được đến trường của các em học sinh vẫn là trên hết. Ảnh: Congan.

Rồi cũng có những khai giảng mà tưởng chừng không có ở xã hội hiện đại, như học sinh vượt lũ, cô giáo cõng các em băng qua sông đến trường. Nhưng sau tất cả, niềm hân hoan được đến trường của các em học sinh vẫn là trên hết. Ảnh: Baocongan.