Chú trọng giải quyết việc làm cho người lao động
Cập nhật lúc: 22/04/2020, 20:00
Cập nhật lúc: 22/04/2020, 20:00
Dịch bệnh Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, việc làm của người lao động. Trong bối cảnh đó, thành phố Hà Nội đã và đang nỗ lực triển khai các biện pháp để giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống cho người lao động.
Cụ thể, ngay từ đầu năm, Thành phố Hà Nội đã xây dựng, ban hành các Kế hoạch giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn Thành phố năm 2020; Kế hoạch thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động năm 2020; Kế hoạch An toàn, vệ sinh lao động Thành phố năm 2020; Kế hoạch tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động thành phố Hà Nội năm 2020...
Trong quý I/2020, Thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 33.000/156.000 lao động. (Ảnh minh họa) |
Thành phố đã phân bổ 370 tỷ đồng cho Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố, tiếp tục bổ sung 650 tỷ đồng ủy thác cho Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố để cho vay giải quyết việc làm phục vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân và cho vay giải quyết việc làm đối với người nghèo và các đối tượng chính sách.
Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội quý I/2020 của Thành phố Hà Nội cho thấy, trong 3 tháng đầu năm, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 33.000/156.000 lao động, đạt 21% kế hoạch năm, trong đó tạo việc làm cho 10.500 lao động từ nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố Hà Nội với khoảng 460 tỷ đồng.
Liên quan đến lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, toàn Thành phố đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 28.554/210.000 người, đạt 13,6% kế hoạch tuyển sinh năm 2020 (trong đó: trình độ cao đẳng 113 người; trung cấp 183 người; sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng là 28.238 người), tăng 49,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Thời gian tới, Thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường lao động; đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Đồng thời, rà soát, hỗ trợ kịp thời những trường hợp người lao động khó khăn, mất việc làm, chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (bao gồm cả người lao động tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ, cơ sở giáo dục ngoài công lập,…); hỗ trợ đặc thù (ngoài các quy định của Chính phủ) đối với các trường hợp trên, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân, an sinh xã hội để “không ai bị bỏ lại phía sau” trong cuộc chiến chống dịch bệnh...
16:07, 22/04/2020
16:01, 22/04/2020
15:46, 22/04/2020