Chống chọi với biến đổi khí hậu, kiến trúc sư đã nghĩ ra cách hạ nhiệt bất ngờ
Cập nhật lúc: 26/09/2017, 09:00
Cập nhật lúc: 26/09/2017, 09:00
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang ngày một mạnh hơn, vậy làm sao để xây dựng những công trình theo cách mới đảm bảo sự sống? Các KTS, nhà thiết kế đang thử nghiệm với những vật liệu đáng ngạc nhiên, chuyển từ công nghệ xây dựng truyền thống sang công nghệ mới hiện đại để tạo ra những công trình đáp ứng được với điều kiện khí hậu của địa phương.
Mới đây, KTS gốc Pháp, người Los Angeles, California Francois Perrin đã có một cách xử lý vấn đề này táo bạo. Trong quá trình xây dựng một ngôi nhà xanh lớn mang tên Palm House ở Công viên nhà kính Garfield của Chicago, Perrin đã tạo ra những căn lều vải được treo lên trên trần nhà giúp làm mát không khí bên dưới mặt đất. Anh gọi là “nhà trên không” (Air Houses).
Cấu trúc kim tự tháp với trọng lượng nhẹ này được tạo ra từ sợi dệt màu bạc. Không có từ ngữ nào để miêu tả chính xác nó là cái gì nhưng Perrin chia sẻ: “Nó là một loại vật liệu mà tôi đã sử dụng vài năm trước. Nó mang đến nhiệt độ thấp hơn 20 độ cho phía bên dưới mặt đất, bởi vì loại vải tự nhiên này phản xạ ánh sáng và là cho không khí mát hơn trong công trình”.
Theo đó, các lều vải này được treo lên nóc của Palm House rất an toàn cho khách tham quan. Dự án của Perrin mang tên Thiết kế cho một khí hậu mới (Design for a New Climate) và được làm như một phần Kiến trúc Biennale của Chicago. Mục đích của nó là khởi đầu sự bàn luận về kiến trúc và thiết kế hiện đại có thể giải quyết các vấn đề về khí hậu và môi trường.
Trước đó, một tác phẩm khác của Perrin đã sử dụng các hốc tường để lưu thông và làm giảm nhiệt độ bên trong mà không cần có các phương pháp máy móc của hệ thống điều hòa.
13:01, 26/09/2017
10:00, 24/09/2017
01:01, 24/09/2017
23:23, 21/09/2017
08:00, 20/09/2017