19/01/2025 | 13:09 GMT+7, Hà Nội

Cho vay tiêu dùng thúc đẩy ngành bán lẻ phát triển

Cập nhật lúc: 27/06/2019, 15:17

Nhờ vào cho vay tiêu dùng, nghành bán lẻ có thể kích cầu sản phẩm và thu lợi nhuận về cho chính mình.

Theo lộ trình Chính phủ, đến năm 2020 sẽ có 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị trung bình 350 USD/người/năm; doanh số thương mại điện tử đạt 10 tỷ USD, chiếm 5% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Nhiều ngân hàng đã nhận thức được tiềm năng này và mở thêm mảng cho vay tiêu dùng. Mục đích là phục vụ cho ngành bán lẻ là tiết kiệm, thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và cho vay tiêu dùng…

Chỉ cần đưa ra một ví dụ theo thống kê của một chuỗi bán lẻ thiết bị di động tại Việt Nam, có khoảng 35% doanh số bán lẻ điện thoại di động đến từ việc hợp tác cho vay tiêu dùng. Điều đó chứng tỏ, lĩnh vực cho vay tiêu dùng hiện đang rất có tiềm năng.

Ngành bán lẻ được kích cầu nhờ hoạt động cho vay trả góp

Ngành bán lẻ được kích cầu nhờ hoạt động cho vay trả góp

Bên cạnh việc hỗ trợ tín dụng cho người dân, hình thức cho vay tiêu dùng còn hỗ trợ các công ty bán lẻ rất nhiều, phổ biến nhất là các đại lý xe máy và hệ thống các chuỗi bán lẻ hàng tiêu dùng, điện máy.

Bên cạnh hai ngành trên thì các sản phẩm gia dụng như máy lạnh, máy giặt, cũng là những hạng mục được mua nhiều từ trả góp. Đặc biệt, một trong những doanh số cao nhờ bán trả góp là mặt hàng xe máy. Gần đây nhất, hoạt động cho vay tiêu dùng đã lấn sang lĩnh vực mỹ phẩm – ngành mà rất thu hút những tín đồ làm đẹp.

Theo ông Nguyễn Việt Anh – Phó TGĐ hệ thống FPT Shop, hình thức cho vay tiêu dùng thông qua công ty tài chính đã giúp cho ngành bán lẻ phát triển. Ngành bán lẻ điện thoại có mức tăng trưởng 20 – 30%. Riêng FPT Shop tăng trưởng tới 40% trong năm vừa qua. Trong đó, đóng góp của mảng cho vay tiêu dùng chiếm tới 30-35% doanh thu mà hơn phân nửa số này là nhờ hợp tác cùng công ty tài chính.

Việc các nhà bán lẻ tăng cường hợp tác với các công ty tài chính thời gian qua có thể thấy là một động tác đón đầu hiệu quả xu hướng mua trả góp ngày càng tăng trong tương lai.

Từ việc thúc đẩy tiêu dùng cho ngành bán lẻ, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thông qua tác động lên tổng cầu, đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cho người dân, đặc biệt là nhóm khách hàng dưới chuẩn vay ngân hàng, góp phần đẩy lùi "tín dụng đen"; giúp người có thu nhập thấp giải quyết các nhu cầu cuộc sống cấp bách, có điều kiện tích lũy tài sản…

Nguồn: http://dothi.reatimes.vn/cho-vay-tieu-dung-thuc-day-nganh-ban-le-phat-trien-20190827111350149.html