22/11/2024 | 06:08 GMT+7, Hà Nội

Chớ chủ quan với dấu hiệu của suy tĩnh mạch chi

Cập nhật lúc: 19/11/2018, 23:00

Khi máu lưu thông trong tĩnh mạch bị ứ lại sẽ dẫn đến loạn dưỡng da, tổ chức phần mềm ở chi dưới, dần dần làm thay đổi màu da, phù nề chi dưới, và dẫn đến loét chân.

Suy tĩnh mạch chi là gì?

Suy tĩnh mạch chi là bệnh mạn tính khá phổ biến. Bệnh thường ít nguy hiểm nhưng sẽ gây cho người mắc bệnh cảm giác khó chịu do nhức mỏi, tê bì. Nếu không được chữa trị bệnh sẽ nặng dần, gây tắc mạch, có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

suy1

Suy tĩnh mạch chi sẽ gây cho người mắc bệnh cảm giác khó chịu (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu của suy tĩnh mạch chi

Triệu chứng của suy tĩnh mạch, theo bác sĩ Trần Minh Thoại – Khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô, thường thường bệnh nhân có cảm giác tê bì, ngứa chân, hoặc giãn tĩnh mạch ở 2 chân, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Có nhiều bệnh nhân lầm tưởng mình bị các bệnh về cơ xương khớp, hoặc thiếu canxi máu, thậm chí các bệnh lý về da liễu, dẫn đến điều trị không hợp lý.

Suy tĩnh mạch chi dưới nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến các biến chứng. Mặc dù bệnh ít khi gây ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên khi các triệu chứng tăng dần lên, người bệnh sẽ thấy rất khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến công việc cũng như chất lượng cuộc sống.

Khi máu lưu thông trong tĩnh mạch bị ứ lại sẽ dẫn đến loạn dưỡng da, tổ chức phần mềm ở chi dưới, dần dần làm thay đổi màu da, phù nề chi dưới, và dẫn đến loét chân.

Đây là biến chứng thường gặp nhất. Đặc điểm của vết loét do suy tĩnh mạch là loét lâu liền, chảy nhiều dịch, có thể bị nhiễm trùng. Nếu vết loét không liền trong 6 tháng thì bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư hóa tổ chức phần mềm tại chỗ loét.

Khi suy tĩnh mạch nông chi dưới mạn tính đã tiến triển đến các giai đoạn nặng, bệnh nhân cần được cân nhắc điều trị bởi các phương pháp can thiệp xâm lấn tối thiểu như can thiệp nhiệt nội mạch (sử dụng sóng có tần số radio hoặc sóng laser), tiêm xơ, hoặc phẫu thuật.