Chiêm ngưỡng 21 di sản thế giới mới được UNESCO công nhận
Cập nhật lúc: 21/07/2016, 09:21
Cập nhật lúc: 21/07/2016, 09:21
Hàng năm, Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO đều đưa ra danh sách các địa điểm di sản văn hóa, lịch sử và tự nhiên mới mà tổ chức này công nhận.
Dưới đây là 21 di sản thế giới mới được UNESCO công nhận trong cuộc họp thường nhiên tổ chức tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) từ ngày 10-17/7.
Ba điểm khảo cổ và 4 đầm lầy ở vùng đồng bằng giữa 2 sông Tigris và Euphrates tạo nên quần thể Ahwar của Iraq, nơi bắt nguồn của văn hóa Sumer cổ đại.
Được biết đến với cái tên “Thành phố của 1.001 nhà thờ,” Ani đã từng là thủ phủ của đế chế hùng mạnh Armenia trước khi nó bị phá hủy bởi một trận động đất vào thế kỷ 14.
Đây là một khu mộ đá nhân tạo cổ xưa, nơi các phiến đá được xếp chồng lên nhau. Ba trong số những di tích tuyệt đẹp này nằm gần nhau tại Andalusia.
Một tổ hợp xưởng tàu hải quân thời Gruzia. Các nhà máy đóng tàu này được bảo tồn rất tốt nhờ các bức tường kiên cố bao quanh bảo vệ khỏi những cơn bão. Đây là điểm khảo cổ đầu tiên tại Antigua và Barbuda được đưa vào danh sách Di sản Thế giới UNESCO.
Dãy núi đá sa thạch này tại Chad là một trong những ví dụ hoàn hảo nhất và toàn diện nhất thế giới về nghệ thuật và chạm khắc trên đá.
Nói về nghệ thuật trên đá, có khoảng trên 30 khu nghệ thuật như thế ở khắp miền nam Trung Quốc, chủ yếu thuộc về tộc người Luoyue. Nghệ thuật này được cho là miêu tả “văn hóa trống đồng.”
Di sản thứ hai của Trung Quốc trong danh sách năm nay là khu rừng nguyên sinh Thần Nông Giá ở tỉnh Hồ Bắc. Địa điểm này là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm như khỉ vàng, khỉ mũi hếch, kỳ nhông lớn, báo gấm, gấu đen Châu Á.
Kiến trúc sư Le Corbusier, một người Thụy Sĩ gốc Pháp, đã để lại dấu ấn của mình trên toàn thế giới với các công trình như Nhà thờ Notre Dame de Haut ở Pháp (ảnh dưới), Bảo tàng Quốc gia Nghệ thuật phương Tây ở Tokyo, và Nhà Curutchet ở Argentina. Mười bảy công trình thế kỷ 20 của Le Corbusier đã được đưa vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO.
Dọc theo phía đông dãy núi đá Gibraltar có 4 hang động có lịch sử 28.000 năm. Đây còn được biết đến là nơi sinh sống cuối cùng của người Neanderthal. Các nhà khảo cổ tại các hang động này có thể tìm hiểu về cách người cổ đại săn bắn, ăn mặc và sinh hoạt.
Nằm ở tỉnh Sikkim phía bắc Ấn Độ, Vườn quốc gia Khangchendzonga có sông suối, thung lũng, sông băng và đỉnh Khangchendzonga của dãy Himalaya.
Bốn hòn đảo xa xôi, trong đó có đảo Revillagigedo, không chỉ là vùng đất nổi lên trên biển mà chúng còn là đỉnh của các ngọn núi lửa cổ xưa hiện đang nằm dưới Thái Bình Dương. Môi trường sống tự nhiên bất thường làm cho khu vực này trở thành thiên đường của các loài như cá đuối và cá heo.
Đây là một địa điểm trong một trường đại học cổ xưa của Ấn Độ, với những tàn tích như các bảo tháp, miếu mạo, nhà ở và tác phẩm nghệ thuật. Quần thể này là một địa điểm quan trọng để nghiên cứu sự phát triển của Phật giáo.
Sa mạc Lut nằm ở phía Đông nam của Iran, được UNESCO công nhận là “một ví dụ đặc biệt về tiến trình đang diễn ra của địa chất. Gió mạnh vào mùa hè tạo thành các dải núi cát dài, trông rất ấn tượng nếu nhìn từ trên cao.
Bến Nhầm (Mistaken Point) tại Newfoundland được các thủy thủ đặt tên sau khi họ phát hiện một bến cảng tưởng là an toàn trong một ngày trời sương mù, nhưng cuối cùng lại đâm vào một bờ đá.
Tuy những vách đá cheo leo này không được ngư dân ưa thích, nhưng chúng lại là một nơi thú vị cho các nhà khảo cổ vì nơi đây có một bộ sưu tập hóa thạch lớn nhất và đa dạng nhất thế giới.
Khu quần thể hiện đại Pampulha ở Brazil do kiến trúc sư Oscar Niemeyer cùng các đồng sự thiết kế, có tầm ảnh hưởng rất lớn. Quần thể này là trái tim của dự án xây dựng một trung tâm văn hóa và giải trí với nhiều tòa nhà mở xung quanh một hồ nước nhân tạo ở Belo Horizonte, thủ phủ bang Minas Gerais.
Nan Madol là một chuỗi 99 hòn đảo nhân tạo làm bằng san hô. Đây là di sản duy nhất trong danh sách năm nay được liệt vào danh sách các điểm đang có nguy cơ biến mất do sự xói mòn và biến đổi khí hậu.
Người Iran cổ đại hiểu nhiều điều về cuộc sống nơi sa mạc, bao gồm cách làm thế nào để xây dựng một hệ thống phức tạp các kênh mương chứa nước và hồ chứa nước. 11 đường hầm dưới lòng đất giúp vận chuyển nước của Iran đã được UNESCO liệt kê vào danh sách các di sản mới.
Thời cổ đại, Philipi là một điểm quan trọng trong con đường buôn bán cổ xưa nối giữa châu Âu và châu Á. Ngày nay, tàn tích của nó được coi là một ví dụ về cuộc sống ban đầu của những người Kitô hữu.
Những di sản này nằm ở trên vùng biển phía bắc của Sudan, nơi có những loài động thực vật quý hiếm, trong đó có san hô đỏ, cá, rùa và cá mập. Vịnh Dungonab đặc biệt là nơi sinh sống của loài cá nược, một loài động vật có vú có nguy cơ tuyệt chủng giống như lợn biển.
Stećci là một quần thể mộ bằng đá vôi thời trung cổ tại các nước Nam Tư cũ. Điều này có nghĩa là 4 quốc gia gồm Croatia, Bosnia và Herzegovina, Serbia và Montenegro đều được UNESCO vinh danh.
Dãy núi Tien Shan nằm dọc theo các nước Kazakhstan, Kyrgyzstan và Uzbeikstan. Đây là khu vực sống của một loạt các loài cây, hoa, và nhiều loài cây khác.
23:18, 13/12/2016
12:00, 18/09/2016
18:48, 20/07/2016
10:00, 20/07/2016
01:34, 19/07/2016