19/01/2025 | 07:22 GMT+7, Hà Nội

Chi tiết lộ trình triển khai áp dụng chương trình sách giáo khoa mới

Cập nhật lúc: 22/11/2017, 13:48

Để nâng cao chất lượng dạy và học, trong phiên họp ngày hôm qua (21/11), Quốc hội đã họp bàn và đề ra thời hạn bắt đầu áp dụng chương trình sách giáo khoa mới bắt đầu vào năm 2020.

Đề xuất đổi mới chương trình SGK

Chiều ngày 21/11, Trong phiên họp thường kỳ của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - Ông Phan Thanh Bình đã trình bày việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa GDPT mới theo dự thảo đề ra của Nghị quyết số 882014QH13 và được các Đại biểu Quốc hội đồng tình.

Ngay sau phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cùng các cơ quan hữu quan nghiên cứu đã bỏ phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới.

Đổi mới SGK để nâng cao chất lượng dạy và học. Ảnh: Công lý.

Đổi mới SGK để nâng cao chất lượng dạy và học. Ảnh: Công lý.

Các đại biểu Quốc hội đã thống nhất hoàn toàn với chương trình đổi mới sách giáo khoa, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh.

Việc điều chỉnh sách giáo khoa sẽ không thực hiện cùng lúc mà theo hình thức cuốn chiếu tuần tự. Năm đầu tiên sẽ áp dụng với cấp tiểu học, năm thứ hai với cấp THCS và năm thứ 3 với cấp THPT.

Các phương án đề xuất và thực hiện

Ở thời điểm bắt đầu triển khai chương trình sách giáo khoa mới sẽ có 2 phương án:

Phương án 1: Bắt đầu thực hiện chương trình, sách giáo khoa GDPT mới từ năm học 2019 -2020, lùi 1 năm so với thời gian quy định trong Nghị quyết 88.

Phương án 2: áp dụng chương trình sách giáo khoa mới từ năm 2020-2021, lùi 2 năm để có thời gian chuẩn bị và triển khai chương trình đảm bảo chất lượng hơn.

Kết quả xin ý kiến các đại biểu cho thấy, không có phương án nào trên 50% đại biểu Quốc hội đều chắc chắn. Vì thế, Quốc hội sẽ lùi thời gian thực hiện phương thức triển khai cuốn chiếu. Thời hạn bắt đầu áp dụng là 2020-2021 với cấp tiểu học, 2021-2022 với cấp THCS và 2022-2023 đối với cấp THPT.