Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1: Có 11 nhóm dịch vụ thì 10 nhóm tăng giá
Cập nhật lúc: 30/01/2018, 05:55
Cập nhật lúc: 30/01/2018, 05:55
Điều đáng chú ý của chỉ số CPI tháng đầu năm qua là có tới 10 trên tổng số 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng giá. Trong đó, nhóm thuốc và dịch vụ y tế cùng nhóm giao thông đã có mức tăng đột biến.
Cụ thể, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 1,83% (dịch vụ y tế tăng 2,34%).
Nguyên nhân được lý giải là do trong tháng có 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế theo Thông tư số 02/2018/TT-BYT, điều này đã tác động làm CPI chung tăng khoảng 0,09%.
Nhóm giao thông cũng có mức tăng khá cao với 1,17%. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng từ đợt điều chỉnh tăng giá xăng dầu vào thời điểm 4/1/2018 và 19/1/2018. Thêm vào đó, nhu cầu đi lại tăng cao đẩy giá vé tàu hỏa tăng dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất cũng là một phần tác động.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,55% do giá điện sinh hoạt và giá dầu hỏa được điều chỉnh tăng, cùng với nhu cầu sửa chữa nhà ở tăng cao trong tháng cuối năm.
Mặc dù phần lớn các nhóm hàng hóa dịch vụ đều có chỉ số giá tăng nhưng giao thông, y tế, nhà ở và vật liệu xây dựng là những nhóm có mức tăng đột biến, các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá tăng thấp hơn mức tăng chung.
Cụ thể:
Trong tháng 1/2018, chỉ số giá vàng tăng 1,69% so với tháng trước và tăng 6,70% so với cùng kỳ năm 2017. Với đà tăng chậm hơn so với thế giới, chênh lệch giá vàng trong nước chỉ cao hơn giá vàng thế giới khoảng 100.000 đồng/lượng, dao động quanh ngưỡng 3,67 triệu đồng/chỉ vàng SJC.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 1/2018 giảm 5,38% so với tháng trước và giảm 5,36% so với cùng kỳ năm 2017. Giá đô la Mỹ trong nước ổn định, mức giá bình quân ở thị trường tự do tháng 1 vừa qua ở quanh ngưỡng 22.670 VND/USD.
13:44, 23/01/2018
00:12, 23/12/2017
15:48, 07/12/2017
21:07, 30/11/2017